Những thông tin cần biết về các loại Vắc-xin Covid-19

Ngoài các phương pháp theo dõi và phòng bệnh hiệu quả, “lá chắn” sinh học vắc xin còn là một biện pháp phòng bệnh chủ động rất quan trọng trong cuộc chiến kiểm soát đại dịch COVID-19. Một số vắc-xin phổ biến hiện nay là AstraZeneca, Pfizer / BioNTech và Moderna, đã vượt qua quá trình đánh giá và kiểm định nghiêm ngặt của nhiều cơ quan quản lý trên toàn thế giới. 

Tuy nhiên hiện nay nhiều người dân vẫn còn có những nghi ngại về hiệu quả của vaccine Covid-19 và sợ sẽ trúng phải tác dụng phụ sau tiêm. Trước khi có thể đưa ra kết luận và thuyết phục người dân một cách hiệu quả nhất, bài viết này sẽ cung cấp rõ về thông tin thiết thực nhất về vắc-xin, cũng như thành phần là gì và phân loại vắc-xin.

Phân loại các Vắc-xin phòng Covid-19

Trước tiên tìm hiểu về thành phần của vắc-xin, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trước các thành phần của virus SARS-CoV-2. Virus bao gồm 4 protein cấu trúc đó là: 

  • Protein gai spike (S) 
  • Protein màng membrane (M) 
  • Protein vỏ envelope (E) nằm trên bề mặt
  • Protein trong vỏ nhân nucleocapsid(N) gắn với RNA trong virus.
Thành phần của virus SARS-CoV-2 và các biến thể của vắc-xin ngăn ngừa.
Thành phần của virus SARS-CoV-2 và các biến thể của vắc-xin ngăn ngừa.

Có thể thấy đây là những mục tiêu mà các phương pháp chẩn đoán khẳng định Covid-19 như PCR và vắc-xin đều muốn nhắm đến. Hiện nay, nền y học thế giới đã chính thức đưa vào sử dụng 7 loại vắc xin phổ biến đã được qua kiểm duyệt đó là: 

  • Moderna (mRNA-1273)
  • Pfizer (BNT162b2)
  • Sputnik (rAd26-S+rAd5-S) 
  • Astrazeneca (ChAdOx1 nCoV-19) 
  • Janssen, J&J(Ad26.COV2.S)
  • CoronaVac – Sinovac COVID-19
  • Novavax của Mỹ (NVX-CoV2373)
Các loại vắc-xin phổ biến hiện nay.
Các loại vắc-xin phổ biến hiện nay.

Vắc-xin sử dụng virus được bất hoạt

Virus sẽ bị bất hoạt bằng phương pháp vật lý hoặc hóa học nhưng sẽ vẫn còn giữ toàn vẹn cấu trúc toàn vẹn và sau đó được sử dụng như là kháng nguyên để kích thích hệ miễn dịch.

Loại vắc-xin này có tác dụng tạo ra các kháng thể IgG đặc hiệu để chống lại protein spike (S) của virus, làm khu vực kết nối kháng nguyên RBD (receptor binding domain) với kháng thể đặc hiệu chống protein N và kháng thể trung hòa nAb (được sử dụng trên các vật thí nghiệm như chuột, linh trưởng không thuộc giống người (NHP). Vaccine này không tạo đáp ứng tế bào TH1 và TH2 trên người.

Đa số các loại vắc-xin của Trung Quốc (Vero Cell, Sinopharm,…) đều thuộc loại này nên đáp ứng miễn dịch tế bào sẽ có phần kém hiệu quả.

Vắc-xin sử dụng hạt giống virus/ hạt Nano

Loại vắc-xin này sử dụng các protein cấu trúc của virus được xuất hiện trên một loại hạt “giống như virus” tuy nhiên lại không có bộ gen.

Sau khi được đóng gói dưới dạng vắc-xin, mRNA sẽ mã hóa cho một protein đã được tìm thấy trên bề mặt của virus SARS-CoV-2 để buộc các tế bào của cơ thể sản xuất ra protein đó. Từ đó cơ thể sẽ thúc đẩy phản ứng của hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể cách chống lại vi-rút, từ đó ngăn ngừa được COVID -19.

Hệ thống các hạt nano lipid hoặc cao phân tử có thể đưa mRNA vào bên trong tế bào tạo ra kháng nguyên và kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại SARS-CoV-2.

Vắc-xin sử dụng tiểu đơn vị protein

Loại vắc-xin này sẽ sử dụng một số protein hay peptit (peptides) của virus làm kháng nguyên. Các proteins này có thể được sản xuất trong các phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng vi khuẩn, nấm men, tế bào côn trùng hay tế bào của các loài động vật có vú.

Vắc-xin này thường sử dụng bộ ba RBD (trimer RBD) của gen mã hóa protein spike nhằm tạo đáp ứng sinh kháng thể cao và đáp ứng miễn dịch tế bào (TH1) nhưng đáp ứng TH2 thì lại kém hơn.

Đã có các loại vắc-xin phòng Covid-19 sử dụng công nghệ này như Novavax (Mỹ) hay Nanocovax (Việt Nam).

  • Novavax (Mỹ) sử dụng toàn bộ trình tự gen S (Full-length S) nhưng sẽ có hai sự thay đổi ở hai vị trí là K986P và V987P và 3 thay đổi (R682Q, R683Q and R685Q); Điều này nhằm tạo miễn dịch đặc hiệu với kháng thể IgG chống protein S cao hơn nồng độ kháng thể trong huyết thanh của người lành bệnh; Từ đó tạo đáp ứng miễn dịch tế bào TH1 cao nhưng TH2 vẫn thấp.
  • Nanocovax (Việt Nam) (thông tin đang cập nhật và hiện chưa được công bố)

Vắc-xin sử dụng virus vectơ (Virus-vectored vaccines)

Vắc-xin sử dụng loại gen mã hóa một hay nhiều protein – kháng nguyên được gắn vào trong một loại virus mà chúng không còn/hay có thể còn khả năng nhân lên như Adenovirus. Các kháng nguyên này được tạo ra bởi các tế bào cơ thể sau khi cơ thể đó đã được tiêm chủng. Có nghĩa là, virus vectơ sẽ xâm nhập tế bào cơ thể rồi “giành quyền” điều khiển sản xuất để tạo ra kháng nguyên. Sau đó hệ miễn dịch sẽ bắt đầu đáp ứng với các kháng nguyên này và từ đầu hình thành miễn dịch chống lại kháng nguyên mới.

Trong nhóm này có vắc-xin này có AstraZeneca đến từ Anh đã sử dụng toàn bộ trình tự mã hóa protein spike S (Full-length S) để tạo kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên spike S với kháng thể trung hòa và đáp ứng hệ miễn dịch của tế bào trợ giúp TH1 tốt ngang bằng với kháng thể sinh ra sau giai đoạn nhiễm trùng tự nhiên nhưng lại kém đáp ứng tế bào TH2.

Vắc-xin sử dụng DNA hoặc mRNA

Vắc-xin DNA sử dụng các DNA tái tổ hợp để mã hóa protein – kháng nguyên trên một mảnh DNA (còn được gọi là plasmid) rồi đưa vào tế bào cơ thể để tạo ra các kháng nguyên thông qua chuỗi các giai đoạn chuyển mã – dịch mã (transcription – to – translation process).

Đối với vắc-xin mRNA thì mRNA sẽ được mã hóa các  protein – kháng nguyên được tổng hợp bên ngoài và đưa vào tế bào cơ thể; kháng nguyên được tạo ra qua giai đoạn dịch mã trong tế bào chất của cơ thể người được tiêm chủng.

Vắc-xin sử dụng DNA hay mRNA đó là Moderna và Pfizer. Nhóm này sử dụng Full-length S và thay đổi hai vị trí là K986P và V987P; từ đó tạo miễn dịch đặc hiệu với kháng thể IgG chống protein S cao hơn nồng độ kháng thể trong huyết thanh người lành bệnh. Cũng giống như các loại vắc-xin khác, nhóm vắc-xin này tạo đáp ứng miễn dịch tế bào TH1 cao nhưng TH2 thì vẫn kém.

Vắc-xin sử dụng virus giảm độc lực (Live-attenuated virus vaccines)

Với công nghệ này, các virus sẽ được tiến hành giảm độc lực ở trong các hệ thống phòng thí nghiệm hoặc sẽ đem nuôi cấy chuyền trong tế bào (passage) hay sử dụng công nghệ đảo ngược di truyền (reverse-genetic mutagenesis) với mục đích để làm mất đi khả năng gây bệnh của virus nhưng vẫn bảo toàn được tính sinh miễn dịch như virus sống.

Như vậy, vắc-xin Covid-19 đã sử dụng nhiều công nghệ khác nhau và các loại kháng nguyên khác nhau trong cùng công nghệ. Đa số các vắc-xin đều chọn protein Spike (S) làm đích vì đây là nhóm protein giúp virus xâm nhập tế bào qua thụ thể ACE2 (Angiotencil converting enzynme) trong tế bào cơ thể. Ngoài ra, còn có lý do khác đó là các nhóm protein M, E, N gây đáp ứng hệ miễn dịch kém nên chúng không phải là đích nhắm trong công tác sản xuất vaccine.

Các chủng của virus SARS-CoV-2 luôn liên tục biến đổi và ngày càng mạnh hơn (2 đột biến/ tháng). Vì thế việc xuất hiện các biến thể khác nhau là hiện tượng khá phổ biến trong sinh học. Để có thể đối phó kịp thời với những biến thể mới này, các nhà sản xuất vắc-xin cũng cần phải có sự “nâng cấp” nhằm tăng cường sức mạnh và hiệu quả cho hệ miễn dịch của cơ thể con người chống lại virus tấn công.

Vậy biện pháp tiêm phòng vắc-xin hiện nay có còn hiệu quả không?

Tổ chức Y tế thế giới WHO, Chính phủ của các quốc gia và cùng nhiều đối tác khác đang rất nỗ lực và khẩn trương hành động nhằm đảm bảo sản xuất đủ các liều tiêm vắc-xin đến cho mọi quốc gia. Mặc dù chỉ với mỗi vắc xin thôi là chưa đủ để kết thúc hoàn toàn đại dịch, nhưng đây là một món vũ khí, một cung cụ bổ sung vô cùng quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch của chúng ta đối với COVID-19 và thực hiện các biện pháp hiệu quả khác.

 Tiêm phòng vắc-xin vẫn là phương án tối ưu và hiệu quả để hỗ trợ mọi người trong công tác phòng Covid-19.
Tiêm phòng vắc-xin vẫn là phương án tối ưu và hiệu quả để hỗ trợ mọi người trong công tác phòng Covid-19.

Bằng chứng hiện nay cho thấy vắc-xin COVID-19 đã đạt hiệu quả cao trong việc ngăn chặn bệnh phát sinh những triệu chứng nặng và giảm thiểu được khả năng tử vong. Tuy nhiên tiêm vắc-xin rồi không có nghĩa là chúng ta sẽ hoàn toàn miễn nhiễm 100%. Có nghĩa là khi đã được tiêm vắc xin nhưng bạn sẽ vẫn bị bệnh và vắc-xin không ngăn chặn được việc bạn làm lây virus sang người khác. Chúng ta có thể thấy đến bây giờ không một nhà sản xuất nào có thể khẳng định vắc-xin đạt hiệu quả 100%. 

Vì vậy, khi đã được tiêm chủng vắc xin rồi thì chúng ta vẫn phải luôn duy trì tuân thủ các biện pháp phòng ngừa hiệu quả, đặc biệt là quy tắc 5K nhằm ngăn chặn tối đa sự lây lan COVID-19 trong cộng đồng.

Tóm lại, điều cần nhấn mạnh ở đây chính là tiêm phòng vắc-xin vẫn là phương án tối ưu và hiệu quả để hỗ trợ mọi người trong công tác phòng Covid-19.

Cần phải làm gì để bảo đảm sức khỏe sau khi tiêm vắc-xin

Bất kỳ loại vắc-xin nào khi đưa vào cơ thể người đều sẽ có thể gây ra  tác dụng phụ với nhiều mức độ khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người. Theo chỉ định của Bộ Y tế, người được tiêm vắc-xin hãy thường xuyên đo thân nhiệt, nếu bị sốt < 38,5 độ C thì hãy làm giảm thân nhiệt bằng cách:

  • Cần cởi bớt, nới lỏng quần áo và chườm/lau ấm (mát) bằng khăn ấm 
  • Uống nhiều nước cần thiết (1,5 – 2,0 lít trong 24h nhưng phải uống ít một (có thể nước lọc, nước hoa quả ép, nước gạo rang, sữa, cháo loãng hoặc ORS, không được uống đồ uống có gas hay có cồn);
  • Cần lưu ý không để nhiễm lạnh và tự kiểm tra thân nhiệt mỗi 30 phút.
  • Nếu sốt > 38,5 độ C có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ trong tổ theo dõi sau khi tiêm vắc-xin của phường, xã.
  • Nếu trong vòng 2 tiếng không cắt được sốt hoặc sốt lại, cần thông báo ngay cho bộ phận y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Hãy luôn giữ an toàn cho bản thân và những người xung quanh bằng cách tiếp tục thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn để chung tay cùng nhau chống dịch hiệu quả.

Bài Viết Liên Quan

© 2019 Dr.Khoa | Designed by OneHealth

đã đăng ký