tiêm phòng trẻ nhỏ

TRẺ NHỎ TIÊM PHÒNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch là một biện pháp hiệu quả giúp trẻ nhỏ phòng tránh được các bệnh truyền nhiễm. Vậy ngoài việc phải tiêm đúng thời điểm và tiêm đủ liều, trong bài viết này Dr. Khoa sẽ chia sẻ đến các gia đình những điều cần lưu ý khi cho trẻ tiêm phòng.

Tiêm phòng cho trẻ nhỏ là gì? Vì sao cần cho trẻ tiêm phòng?

Tiêm phòng cho trẻ nhỏ là gì?

Tiêm phòng cho trẻ nhỏ là phương pháp tiêm vắc-xin vào trong cơ thể của trẻ, qua đó giúp cơ thể sản sinh ra các kháng nguyên ngăn chặn các bệnh tật. Sau khi được tiêm phòng, hệ thống miễn dịch của cơ thể trẻ sẽ tạo ra để tấn công vào các loại virus gây bệnh. Từ đó, cơ thể sẽ được kích thích để sản sinh ra các loại kháng thể. Các kháng thể này có chức năng duy trì hoạt động bảo vệ cơ thể trẻ trong cơ chế luôn sẵn sàng phát hiện chống lại các loại virus, vi khuẩn.

Hình 1: Tiêm phòng cho trẻ là gì

Phụ huynh nên cho bé khám sàng lọc trước khi tiêm phòng để có thể phát hiện những điểm bất thường cần lưu ý ở trẻ. 

Gia đình hãy lưu ý nên gặp và hợp tác với bác sĩ để đảm bảo được quá trình theo dõi sức khỏe trước tiêm chủng của bé. Theo đó, kết quả khám sàng lọc trước tiêm chủng sẽ được căn cứ và chẩn đoán dựa trên những thông tin người nhà cung cấp cho bác sĩ và những thông tin mà bác sĩ phát hiện sau khi thăm khám. Bác sĩ sẽ sử dụng những dữ liệu cơ bản đó để đưa ra quy trình và phương pháp tiêm chủng phù hợp, hiệu quả và an toàn cho trẻ.

Vì sao trẻ phải được tiêm chủng? Tiêm chủng cho trẻ mang lại những lợi ích gì ?

Khi đang còn ở độ tuổi dưới 5 tuổi, sức đề kháng của trẻ còn rất yếu và thêm vào đó là sự phức tạp và khắc nghiệt của điều kiện môi trường, khí hậu, thời tiết, khí hậu và nhiệt độ trong ngày có thể có diễn biến bất thường. Những nguyên nhân này sẽ tạo điều kiện cho nhiều loại virus gây bệnh bệnh nguy hiểm sinh sôi và phát triển. Sự tấn công của các virus gây bệnh này luôn là một trong những nguy cơ tiềm ẩn luôn thường xuyên đe dọa đến sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

Đó là lý do và mục đích quan trọng nhất của việc tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 5 tuổi đó chính là để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Tiêm ngừa vắc-xin giúp trẻ chống lại nhiều bệnh nguy hiểm khác nhau. 

Tiêm chủng cho trẻ mang lại những lợi ích cho trẻ đó là giúp cơ thể trẻ tạo ra kháng nguyên và kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể. Nhiệm vụ chính mà các kháng thể này được hình thành và đảm nhận chính là tiêu diệt các virus, vi khuẩn. Các kháng thể sẽ tồn tại trong máu để bảo vệ cơ thể trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh ở những lần xâm nhập sau.

NHỮNG LIỀU TIÊM CẦN THIẾT CHO TRẺ NHỎ THEO ĐỘ TUỔI

Hình 2: Lịch trình tiêm chủng cho trẻ

Lịch trình tiêm chủng cho trẻ em.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI TIÊM PHÒNG CHO BÉ

Những lưu ý khi cho trẻ tiêm phòng

Tiêm chủng cho trẻ đầy đủ và tiêm đúng theo lịch trình tiêm không chỉ giúp trẻ được tăng sức đề kháng, ngăn ngừa được các căn bệnh nguy hiểm mà còn là phương pháp để gia đình bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện cho bé. Tuy nhiên, khi đưa trẻ đi tiêm phòng, gia đình còn phải cần cần lưu ý những điều sau:

– Không nên cho bé ăn quá no hay để bé quá đói trước khi tiêm.

– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ để trẻ tránh nguy cơ trẻ bị nhiễm trùng

– Mang theo sổ khám bệnh và trao đổi với cho bác sĩ về tình hình sức khỏe của trẻ, khai báo các bệnh của trẻ nếu có như bị suy dinh dưỡng, có mắc bệnh cấp tính (như sốt, viêm phổi, viêm phế quản…), tiền sử bệnh tật, dị ứng với thuốc, hóa chất, thức ăn… để bác sĩ hay nhân viên y tế có thể dễ dàng theo dõi và đưa ra những liệu pháp phù hợp.

– Các loại vắc-xin sống như vắc-xin phòng lao, sởi, thủy đậu… nên được tiêm cách nhau ít nhất 4 tuần.

– Ngoài những đợt tiêm phòng vắc-xin cần thiết cho trẻ theo độ tuổi nhất định, gia đình cũng có thể đưa bé đi tiêm phòng nếu thuộc các trường hợp sau:

  • Trẻ bị đau, đỏ hay sưng ở vị trí tiêm phòng hoặc bị sốt dưới 40,5 độ sau những mũi tiêm phòng trước đó như Ho gà – Bạch hầu – Uốn ván trước. 
  • Đang bị cảm lạnh, ho hoặc tiêu chảy nhẹ nhưng lại không bị sốt.
  • Trẻ đang trong quá trình hồi phục từ bệnh nhẹ như cảm lạnh, ho, tiêu chảy.
  • Bị suy dinh dưỡng
  • Đang trong giai đoạn mọc răng

Không nên tiêm phòng cho trẻ khi trẻ đang trong các trường hợp sau:

  • Bị sốt hay đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính như viêm phổi, thương hàn, tiêu chảy, sởi…
  • Mới khỏi bệnh và đang trong giai đoạn hồi sức.
  • Trẻ đang mắc các bệnh ngoài da với triệu chứng là có mủ hoặc bệnh chàm ngoài da Eczema.
  • Mắc các bệnh mãn tính như lao phổi, bệnh thận…

Hình 3: Những điều cần lưu ý khi cho trẻ nhỏ tiêm phòng

Để bảo vệ sức khỏe của trẻ trước và sau khi tiêm phòng, Gia đình cần lưu ý những điều cần thiết này .

Sau khi tiêm gia đình cần theo dõi và lưu ý thêm những điều sau:

  • Sau khi được tiêm chủng, gia đình và bé cần ở lại để được theo dõi 15-30 phút. Mục đích là giúp bác sĩ theo dõi đề phòng việc trẻ bị sốc phản vệ thuốc. 
  • Nếu sau 30 phút trẻ không có bất kỳ phản ứng nào, gia đình có thể về nhà. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn khuyến cáo theo dõi trẻ tại nhà xem có các phản ứng gì không. Trẻ tiêm lần đầu khi ở độ tuổi là 2 tháng với mũi tiêm đầu tiên và mũi vắc xin 5 trong 1 cần phải được theo dõi thường xuyên hơn.
  • Đối với trẻ có cơ địa nhạy cảm, sau khi tiêm thì vết tiêm có thể sẽ bị sưng đỏ, nổi cục cứng. Tuy nhiên gia đình không nên quá lo lắng vì nó sẽ tự biến mất sau 6 – 8 tiếng kể từ lúc tiêm xong. Gia đình đơn giản chỉ cần chườm mát lên vết tiêm của trẻ để giảm đau và cho trẻ uống nhiều nước cũng như mặc đồ thoáng mát.
  • Sau 24 giờ tiếp theo, gia đình có thể chườm nóng để đánh tan các vết sưng. Điều này sẽ giúp da dễ dàng trao đổi chất với môi trường bên ngoài để phục hồi nhanh hơn.
  • Trường hợp trẻ bị sốt nhẹ (37-38 độ C), gia đình có thể dùng các biện pháp hạ nhiệt. Nếu trẻ có dấu hiệu sốt trên 38 độ thì gia đình hãy dùng thuốc hạ sốt.

Lưu ý thêm:

  • Khi đưa trẻ đi tiêm phòng trong những ngày lạnh: gia đình nên chú ý giữ ấm cho cơ thể trẻ và không để trẻ bị thấm nước mưa khi đưa đi tiêm phòng nhằm hạn chế tối đa khí lạnh xâm nhập. Thời tiết lạnh sẽ khiến trẻ dễ bị cảm lạnh và mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp. 
  • Khi nào đưa trẻ đến bệnh viện: Sau khi được tiêm phòng, nếu trẻ có các biểu hiện bất thường (sốt trên 39 độ C, sốt cao quá 2 ngày, co giật, chân tay lạnh, tím tái, khó thở, quấy khóc, không có tác dụng khi sử dụng thuốc hạ sốt), gia đình cần ngay lập tức đưa trẻ đến trung tâm y tế để được nhanh chóng điều trị.

Hệ Thống Trung Tâm Xét Nghiệm Tiêu Chuẩn Quốc Tế Dr. Khoa hiện đang có DỊCH VỤ TIÊM CHỦNG CHO TRẺ EM với hệ thống trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế có trình độ chuyên môn cao và đội ngũ chăm sóc sẵn sàng xử trí các trường hợp sốc phản vệ của thuốc và đảm bảo xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra.

    Chưa có thẻ tag cho bài viết này
ƯU ĐÃI MỚI
BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC
Ở một số bệnh nhân bị đau do bệnh (đau vừa tới nặng), thường phải sử dụng thuốc giảm đau opioid. Tuy nhiên, khi... Xem thêm >>
Hàng ngày, làn da thường phải tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử, đèn LED . Nếu làn... Xem thêm >>
Tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em tiếp tục có mức sụt giảm cao nhất trong khoảng 30 năm qua, theo dữ liệu được công bố... Xem thêm >>
LinkedIn

© 2019 Dr.Khoa | Designed by OneHealth

đã đăng ký