VÌ SAO BẠN CẦN TIÊM CHỦNG VẮC XIN?

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi năm có đến 600.000 người lớn tử vong vì những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể phòng ngừa bằng Vắc xin. Trong khi đó, người lớn lại là nhóm có tỷ lệ tiêm chủng thấp vì chưa quan tâm hoặc thiếu thông tin về việc tiêm chủng Vắc xin cho người lớn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của chính họ và đặc biệt là nguy cơ lây lan dịch bệnh sang cho trẻ em. Người lớn hãy chủ động tiêm phòng để bản thân phòng tránh các căn bệnh nguy hiểm, đồng thời bảo vệ sức khỏe của gia đình và cộng đồng.

HIỆU QUẢ CỦA VẮC XIN

Có 6 loại vắc xin đặc biệt được ưu tiên tiêm như:
1. Cúm
2. Phế cầu
3. Sởi - Quai bị - rubella
4. Thủy đậu
5. Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà
6. Viêm màng não do não mô cầu khuẩn
Không chỉ trẻ em, người lớn cũng đặc biệt cần tiêm chủng vắc xin để
phòng ngừa bệnh tật, thực hiện nghĩa vụ bản thân, gia đình và xã hội.
Tiêm phòng giúp xã hội hạn chế các bệnh truyền nhiễm, giảm tải sức ép y
tế với các bệnh về đường hô hấp như dịch bệnh. Giảm thiểu đến 80% lây
nhiễm bệnh từ mẹ sang con như sởi - quai bị - rubella - viêm gan, thủy đậu,...

VẮC XIN CHƯA HIỆU QUẢ

Vắc-xin hiệu quả chưa sẵn có cho nhiều bệnh truyền nhiễm quan trọng, bao gồm:
- Hầu hết các bệnh lan truyền qua đường tình dục (ví dụ: nhiễm HIV, herpes, giang mai, lậu, nhiễm chlamydial)
- Nhiễm trùng do bọ chét (ví dụ: bệnh Lyme, bệnh do ehrlichia chaffeensis và bệnh do anaplasma phagocytophilum, bệnh do babesia)
- Nhiều bệnh nhiệt đới (ví dụ: bệnh do Chikungunya, sốt xuất huyết)
- Nhiều bệnh xuất hiện (ví dụ: nhiễm trùng do vi-rút Tây sông Nile, nhiễm trùng do vi-rút Zika)

Quy trình tiêm chủng

BƯỚC 1:

Đăng ký trên App

BƯỚC 2:

Nhân viên xác nhận lịch

BƯỚC 3:

Khách hàng đến phòng khám để được hỗ trợ

BƯỚC 4:

Bác sĩ tư vấn và tiêm chủng

BƯỚC 5:

Đợi phản ứng sau tiêm 30 phút

Lịch tiêm chủng đầy đủ cho người lớn

LỊCH TIÊM CHỦNG CHO TUỔI VỊ THÀNH NIÊN VÀ NGƯỜI LỚN
Tuổi/Vaccine 9-11 tuổi 12-15 tuổi 16-18 tuổi 19-26 tuổi 27-45 tuổi 46-55 tuổi 56-64 tuổi >= 65 tuổi
Cúm Tiêm 1 liều và tiêm nhắc lại mỗi năm 1 lần
Viêm phổi do phế cầu khuẩn Tiêm 1 liều duy nhất.
Sởi – Quai bị – Rubella Tiêm 2 liều cách nhau tối thiểu 1 tháng. Phụ nữ hoàn tất lịch tiêm trước khi mang thai tối thiểu 3 tháng.
Thuỷ đậu Tiêm 2 liều cách nhau tối thiểu 1 tháng. Phụ nữ hoàn tất lịch tiêm trước khi mang thai tối thiểu 3 tháng.
Uốn ván Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ:
– Liều 1: Tiêm càng sớm càng tốt khi có thai lần đầu
– Liều 2: cách liều đầu tiên 1 tháng
– Liều 3: cách liều 2 tối thiểu 6 tháng hoặc trong thời kỳ có thai sau
Tiêm 3 liều.

– Liều 1: Lần tiêm đầu tiên

– Liều 2: cách liều 1 tối thiểu 1 tháng

– Liều 3: Cách liều 2 từ 6-12 tháng

Bạch hầu – Uốn ván – Ho gà Tiêm 1 liều và nhắc lại mỗi 10 năm
Viêm não Nhật Bản Chưa từng tiêm vắc xin VNNB trước đó: Tiêm 2 liều cách nhau 1 năm. Tiêm 1 liều duy nhất
Viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi do não mô cầu khuẩn A,C,Y,W Tiêm 1 liều duy nhất
Viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi do não mô cầu khuẩn B, C Tiêm 2 liều:

– Liều 1: Lần tiêm đầu tiên

– Liều 2: Cách liều đầu tiên 2 tháng

Viêm gan A Tiêm 2 liều, cách nhau từ 6-12 tháng
Viêm gan B Tiêm 3 liều:

– Liều 1: Lần tiêm đầu tiên

– Liều 2: Cách liều đầu tiên 1 tháng

– Liều 3: Cách liều đầu tiên 6 tháng

Tiêm nhắc lại sau 5 năm.

Viêm gan A + B Tiêm 2 liều, cách nhau từ 6-12 tháng Tiêm 3 liều:

– Liều 1: Lần tiêm đầu tiên

– Liều 2: Cách liều đầu tiên 1 tháng

– Liều 3: Cách liều thứ 2 tối thiểu 5 tháng

Bệnh lây lan qua đường tình dục và ung thư cổ tử cung do HPV Tiêm 3 liều:

– Liều 1: Lần tiêm đầu tiên

– Liều 2: Cách liều đầu tiên 1-2 tháng

– Liều 3: Cách liều đầu tiên 6 tháng

Tả Uống 2 liều cách nhau tối thiểu 2 tuần. Uống nhắc lại khi có dịch.
Thương hàn Tiêm 1 liều và nhắc lại mỗi 3 năm khi có dịch
Dại Phác đồ dự phòng cho những đối tượng nguy cơ cao gồm 3 liều.
Sốt vàng Tiêm 1 liều khi đi du lịch đến những vùng có nguy cơ cao

© 2019 Dr.Khoa | Designed by OneHealth

đã đăng ký