Tìm hiểu về khái niệm của tải lượng virus? Vì sao chỉ số xét nghiệm tải lượng virus lại quan trọng? 

Xét nghiệm đo tải lượng virus trong cơ thể người là phương pháp hiệu quả hiện nay giúp bác sĩ chẩn đoán và phát hiện xem người được xét nghiệm có bị nhiễm các căn bệnh truyền nhiễm hay không. Các căn bệnh truyền nhiễm thường gặp đó là: HIV/AIDS, viêm gan, COVID-19… Từ phương pháp này, các bác sĩ sẽ có chỉ số và dữ liệu về thông tin lượng virus có trong máu người bệnh để có phương án điều trị phù hợp nhất. 

Tìm hiểu về khái niệm của tải lượng virus? Vì sao chỉ số xét nghiệm tải lượng virus lại quan trọng?

Khái niệm về tải lượng virus

Tải lượng virus là gì? Là một chỉ số xác định số lượng vật liệu di truyền của virus tính trên 1 đơn vị thể tích máu hay dịch tiết trên cơ thể của người bệnh, người bị virus tấn công. Đơn vị thường được tính cho tải lượng này là ml. 

Bằng phương pháp xét nghiệm PCR và Realtime RT-PCR, đội ngũ Y bác sĩ sẽ có những số liệu về chỉ số tải lượng virus để có cơ sở đánh giá tình trạng nhiễm bệnh hiện tại của bệnh nhân và từ đó có những phương pháp chữa bệnh hiệu quả nhất.

Dấu hiệu cho thấy virus đang tấn công mạnh vào cơ thể người bệnh là khi kết quả xét nghiệm của mẫu bệnh phẩm cho ra chỉ số tải lượng virus cao. Điều này có nghĩa là virus đang “chiếm” quyền kiểm soát và hoạt động phân chia của tế bào. Từ đó hàng loạt bản sao của virus xuất hiện ngày một nhiều thêm. Để có thể chiến đấu và giành lại quyền kiểm soát, lúc này cơ thể người bệnh sẽ kích thích hoạt động của hệ miễn dịch. Nếu virus quá mạnh, hệ miễn dịch không thể kháng cự lại được thì bệnh nhân cần nhập viện điều trị kịp thời bằng các phương thuốc gây ức chế, kháng virus.

Kết quả xét nghiệm sẽ đưa ra chỉ số tải lượng virus khác nhau vì còn tùy thuộc vào thời điểm xét nghiệm và sức đề kháng của mỗi cá nhân, quan trọng hơn là khả năng đáp ứng các phương pháp điều trị của họ.

Ảnh minh họa virus trong cơ thể người trong quá trình xét nghiệm tải lượng virus.
Ảnh minh họa virus trong cơ thể người trong quá trình xét nghiệm tải lượng virus.

Xét nghiệm đo tải lượng virus được thực hiện như thế nào?

Hiện nay, ta có thể đo tải lượng virus với 3 phương pháp xét nghiệm bao gồm: 

  • Xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược (RT-PCR) 
  • Xét nghiệm DNA phân nhánh (bDNA) 
  • Xét nghiệm khuếch đại dựa trên trình tự axit nucleic (NASBA)

Tuy nhiên, các phương pháp xét nghiệm trên có thể trả kết quả chỉ số tải lượng virus khác nhau và phát hiện mức độ tải lượng virus xuống còn 50 bản sao trên 1 ml máu.

Các bác sĩ theo dõi bệnh nhân sẽ yêu cầu người bệnh cần thường xuyên xét nghiệm tải lượng virus để có cơ sở đánh giá và theo dõi tình trạng diễn biến của virus, tiến triển khi dùng phương thuốc điều trị vì các phép đo tải lượng virus sẽ đưa ra những con số khác nhau theo thời gian do lượng virus trong cơ thể cũng sẽ thay đổi. Khi tải lượng virus tăng lên, virus vẫn còn phát triển trong cơ thể người bệnh. Nếu các phép đo cho thấy kết quả chỉ số tải lượng virus giảm trong một số lần thử nghiệm gần nhất thì có nghĩa là virus bị ức chế.

Khi nào cần tiến hành phương pháp xét nghiệm đo tải lượng virus?

Phương pháp xét nghiệm đo tải lượng virus được thực hiện khi được sự chỉ định từ bác sĩ. Theo đó, người cần xét nghiệm đo chỉ số tải lượng virus sẽ được thực hiện khi rơi vào 3 thời điểm sau:

1. Nghi ngờ mắc bệnh do có sự tấn công từ virus

Khi người bệnh bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu: đau đầu, sốt, ho, khó thở. Rất có thể họ đã nghi nhiễm các bệnh truyền nhiễm như SARS-CoV-2. Khi đó, họ  sẽ được chỉ định xét nghiệm bằng phương pháp Realtime RT-PCR. Ngoài ra, một số bệnh truyền nhiễm khác như viêm gan B, C lại diễn biến âm thầm. Người bệnh chỉ phát hiện các bệnh này ở giai đoạn sớm do tình cờ đi khám bệnh hoặc có thể tiến hành khám kiểm tra sức khỏe tổng quát để phát hiện men gan tăng cao. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp xét nghiệm PCR để chẩn đoán chính xác và đánh giá tình trạng nhiễm virus của người bệnh.

2. Kiểm tra, đánh giá và cập nhật phương thuốc điều trị bệnh phù hợp

Xét nghiệm tải lượng virus là phương pháp hiệu quả giúp đánh giá quá trình điều trị người bệnh và hiệu quả của các loại thuốc kháng virus. Nếu cơ thể bệnh nhân đáp ứng thuốc tốt, tải lượng virus trong cơ thể sẽ giảm đáng kể. Ngược lại, nếu tải lượng virus giảm chưa có dấu hiệu giảm, rất có thể người bệnh không đáp ứng với phương thuốc hiện tại. Bác sĩ sẽ sử dụng cơ sở dữ liệu đó để có thể thay đổi phương thuốc điều trị thích hợp hơn.

3. Xác định không lây nhiễm để đạt tiêu chuẩn xuất viện

Theo hướng dẫn mới đây của Bộ Y tế Việt Nam, những người nhiễm COVID-19 đang được điều trị tại các bệnh viện dã chiến và cơ sở y tế sẽ được thực hiện xét nghiệm đo chỉ số tải lượng virus 2-3 lần trong khoảng thời gian từ 14-21 ngày kể từ khi bắt đầu người xét nghiệm được xác nhận kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Nếu có tải lượng virus thấp với chỉ số CT>=30 thì sẽ được xuất viện, cách ly tại nhà và tiếp tục theo dõi y tế theo quy định.

Với những bệnh nhân nhiễm các bệnh truyền nhiễm khác như virus viêm gan B, C mãn tính, bệnh nhân nhiễm HIV nên tiến hành khám tổng quát và xét nghiệm tải lượng virus ít nhất 6 tháng một lần.

Đọc các chỉ số tải lượng virus như thế nào để biết thấp/ cao?

Mỗi hình thức xét nghiệm đo tải lượng virus sẽ có quy chuẩn và cách thực hiện khác nhau. Do đó cách đọc khi kết quả tải lượng virus được cho ra cũng sẽ có sự khác biệt. Nhưng nhìn chung, các phương pháp hầu hết đều giúp bác sĩ phân biệt các trường hợp bệnh như sau:

  • Không phát hiện virus trong bệnh phẩm mẫu máu: Người được xét nghiệm được chẩn đoán không mắc bệnh, hoặc đã được điều trị khỏi.
  • Chỉ số tải lượng virus đã đạt dưới ngưỡng được phát hiện: Virus đã suy yếu và không có khả năng gây lây nhiễm cho người xung quanh.
  • Đo được nồng độ tải lượng virus cụ thể: Virus đang trong quá trình nhân lên, phát triển.

1. Đối với bệnh nhân đang có bệnh viêm gan B

Thông thường, giá trị trung bình của xét nghiệm HBV-DNA bao gồm:

  • Từ 10^3 – 10^5 copies/ml máu cho ra kết quả virus đang ở giai đoạn khởi đầu sao chép.
  • Từ 10^5 – 10^7 copies/ml máu cho ra kết quả virus đang ở giai đoạn sao chép tương đối mạnh.
  • Từ vượt ngưỡng 10^7 copies/ml máu cho ra kết quả virus đang ở giai đoạn sao chép rất mạnh.

2. Đối với người mắc COVID-19

Với phương pháp xét nghiệm tải lượng virus phát hiện SARS-CoV-2, kết quả sẽ được thể hiện qua chỉ số CT

  • Khi mới bắt đầu bị nhiễm thì chỉ số CT cao, nồng độ virus thấp do virus mới bắt đầu xâm nhập.
  • CT ngày càng giảm dần thì lượng virus xâm nhập tăng lên nhiều.
  • CT lại cao lên, lượng virus trong cơ thể virus dần giảm xuống.
  • Khi chỉ số CT>=30 thì người xét nghiệm có tải lượng virus trong cơ thể rất thấp, khó có khả năng lây nhiễm và sẽ được xuất viện. Nếu chỉ số CT tiếp tục tăng đến hơn 33 thì kết quả sẽ là cơ thể người được xét nghiệm sẽ không có khả năng lây nhiễm cho người khác.
Phát hiện virus SARS-CoV-2 nhờ kết quả xét nghiệm tải lượng virus thể hiện qua chỉ số CT.
Phát hiện virus SARS-CoV-2 nhờ kết quả xét nghiệm tải lượng virus thể hiện qua chỉ số CT.

Khái niệm về tải lượng virus không thể phát hiện

Tải lượng virus không thể phát hiện có nghĩa là gì? Đây là số lượng virus trong mẫu xét nghiệm được lấy từ máu, dịch tiết cơ thể mà chúng đã được xác định là không còn hoặc dưới ngưỡng phát hiện của hệ thống máy xét nghiệm PCR và Realtime RT-PCR. Tóm lại, kết quả cho ra chính là người bệnh đã khỏi bệnh, hoặc tải lượng virus trong máu người bị nhiễm bệnh còn rất thấp và gần như không có khả năng lây nhiễm bệnh cho người khác.

Hiện có rất nhiều loại thuốc sử dụng hiệu quả trong việc điều trị các bệnh như viêm gan siêu vi B, C mãn tính, HIV. Sử dụng thuốc lâu dài và hiệu quả sẽ làm virus suy yếu. Từ đó khi tiến hành xét nghiệm kiểm tra người bệnh sẽ cho ra chỉ số tải lượng virus đã về dưới ngưỡng phát hiện. Đó là một ca điều trị thành công, khi các biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm đã được giảm thiểu.

Tải lượng virus và COVID-19

Khái niệm về tải lượng virus SARS-CoV-2 có vẻ là khái niệm khá mới mẻ vì đại dịch COVID-19 là một chủng virus mới chỉ xuất hiện trong vòng 2 năm qua. Tuy nhiên, các nghiên cứu về virus SARS-CoV-2 cũng cho thấy được độ nguy hiểm cao của virus này khi tải lượng virus sẽ cao trong tuần đầu tiên khởi phát triệu chứng và đạt đỉnh sau 10-14 ngày khi người bệnh bắt đầu có các triệu chứng  bệnh. Như vậy, có thể thấy virus này có khả năng lây truyền rất nhanh và rất sớm. Đặc biệt gần đây sự xuất hiện của chủng Delta được đánh giá là chủng virus cực kỳ nguy hiểm với tốc độ lây truyền cao nhất, nhanh hơn các chủng virus cúm thông thường.

Hiện nay, phương pháp xét nghiệm tải lượng virus SARS-CoV-2 cũng là cách để 

xác định người xét nghiệm có dương tính với Covid hay không ngay cả khi người bệnh không có triệu chứng. Vì vậy, công tác xét nghiệm sàng lọc và rà soát người nhiễm COVID-19, sau đó xác định tải lượng virus, theo dõi và chẩn đoán khả năng lây truyền là những biện pháp có vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc chiến chống lại sự lây lan của bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng.

Nhờ vận hành hệ thống xét nghiệm Realtime RT-PCR với trang thiết bị hiện đại, Hệ Thống Trung Tâm Xét Nghiệm Tiêu Chuẩn Quốc Tế Dr. Khoa góp phần rà soát và sàng lọc các ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng. Từ đó người bệnh có thể được đánh giá tải lượng virus có trong mẫu xét nghiệm một cách chính xác nhằm chung tay hỗ trợ các cơ sở điều trị COVID-19 có chiến lược điều trị cho người bệnh phù hợp nhất.

Để sử dụng dịch vụ xét nghiệm tầm soát Covid-19, kiểm tra tải lượng virus Corona khách hàng có thể gọi hotline 028.7101.1115 để liên hệ trực tiếp Hệ Thống Trung Tâm Xét Nghiệm Tiêu Chuẩn Quốc Tế Dr. Khoa.

Bài Viết Liên Quan

© 2019 Dr.Khoa | Designed by OneHealth

đã đăng ký