Xơ vữa động mạch là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ và thậm chí là tử vong nếu như không được phát hiện sớm. Để hiểu về bệnh lý này, mời bạn đọc nội dung chi tiết bên dưới cùng Bác sĩ Dr.Khoa.
Xơ vữa động mạch được hiểu là một màng bám xơ vữa tích tụ bên trong thành động mạch. Động mạch lại đảm nhiệm chức năng mang máu chứa oxy đến tim và các bộ phận khác. Các mảng xơ vữa được tạo từ các chất cặn bã, chất béo, cholesterol, canxi, khi tích tụ lâu ngày sẽ tạo thành mảng cứng, làm cho động mạch hẹp lại và gây cản trở cho sự vận chuyển máu trong cơ thể.
Kết quả có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thậm chí là tử vong.
Mục Lục
Nguyên nhân gây nên xơ vữa động mạch là gì?
Như vậy, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xơ vữa động mạch bao gồm:
- Cholesterol cao: Cholesterol là một chất sáp, màu vàng được tìm thấy trong cơ thể và trong các loại thực phẩm. Chất này có thể tăng trong máu và làm tắc nghẽn các động mạch, trở thành một mảng xơ cứng làm hạn chế hoặc làm tắc nghẽn khiến cho máu không thể lưu thông đến tim và các cơ quan khác.
- Chất béo: Được tìm thấy trong thức ăn, đồ uống,… Chính vì thế mà bác sĩ vẫn khuyên bạn nên có chế độ ăn ít chất béo để tránh tình trạng cholesterol trong máu tăng.
- Tuổi tác: Hầu hết những người lớn tuổi (ngoài 65t) thường sẽ có các dấu hiệu về xơ vữa động mạch, và một vài căn bệnh liên quan như tim mạch. Khi tim mạch làm việc nhiều hơn để giúp bạn chống lại với các tác nhân bên ngoài, thì động mạch có thể bị suy yếu và trở nên kém đàn hồi, từ đó dễ dẫn đến xơ vữa động mạch.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên biết một số nguyên nhân khác, một vài tác nhân từ yếu tố môi trường, chế độ sống không lành mạnh cũng có thể làm hại đến sức khỏe:
- Hút thuốc lá
- Sử dụng chất kích thích, rượu bia.
- Kháng insulin, tiểu đường hay béo phì.
- Tình trạng viêm như viêm khớp, lupus, nhiễm trùng,…
Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết xơ vữa động mạch
Thật đáng buồn là căn bệnh xơ vữa động mạch không có các dấu hiệu và triệu chứng ở giai đoạn đầu. Thông thường sẽ bộc phát khi đã rơi vào giai đoạn nặng.
Nói đúng hơn, khi động mạch đã bị hẹp, hoặc bị tắc nghẽn khiến nó không thể cung cấp đủ máu đến các cơ quan khác. Đôi khi, một khối máu đông có thể làm tắc hoàn toàn dòng máu hoặc làm chậm quá trình vận chuyển máu, gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ.
Tuy nhiên, dưới đây sẽ là một số triệu chứng xơ vữa động mạch từ nhẹ đến nặng mà bạn có thể cảm nhận được:
- Xuất hiện mảng xơ vữa ở động mạch tim: Đau ngực hoặc đau thắt ngực.
- Mảng xơ vữa ở động mạch cung cấp máu cho não: Tê đột ngột, yếu tay chân, khó nói hoặc nói lắp, mất thị lực tạm thời ở một mắt, cơ mặt bị rủ xuống. Nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến đột quỵ bất cứ lúc nào.
- Xơ vữa động mạch ở tay chân: Đau chân khi đi bộ bình thường.
- Mảng xơ vữa ở động mạch thận: Cao huyết áp, suy thận.
Ngoài ra, tùy vào cơ địa mỗi người sẽ có các dấu hiệu khác nhau, nên ngay khi có tuổi và cảm thấy cơ thể có các biểu hiện lạ thường xuyên lập đi lập lại, bạn hãy nhờ đến sự tư vấn từ Bác sĩ.
Những đối tượng nào thường bị bệnh xơ vữa động mạch
Thông thường xơ vữa động mạch sẽ thường gặp ở người có tuổi, đây là một vấn đề khá phổ biến liên quan đến lão hóa. Ở nam giới nguy cơ cao ở độ tuổi sau 45, nữ giới thì sau 55 tuổi.
Ngoài ra có một số người có biểu hiện sớm do yếu tố di truyền hoặc do lối sống không lành mạnh kéo dài.
Chẩn đoán và điều trị xơ vữa động mạch
Chẩn đoán
Trong khi khám bệnh, các bác sĩ có thể tìm thấy các dấu hiệu của động mạch bị hẹp, nở rộng hoặc cứng bằng cách:
Mạch yếu hoặc mất mạch ở bên dưới khu vực của động mạch bị hẹp;
Giảm huyết áp ở bên chi bị tổn thương;
Phát hiện âm thổi ở động mạch bằng ống nghe.
Sau đó sẽ tiến hành chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng đối tượng, một số biện pháp chẩn đoán như:
- Thực hiện các xét nghiệm
- Siêu âm Doppler
- Chỉ số cánh tay – mắt cá chân
- Điện tâm đồ
- Thử nghiệm gắng sức
- Thông tim và chụp mạch máu
- Chẩn đoán bằng hình ảnh khác
Điều trị xơ vữa động mạch
Bên cạnh sự can thiệp của Y khoa bạn cũng có thể được tư vấn điều trị bằng cách thay đổi lối sống hiện tại bằng cách hạn chế lượng chất béo và cholesterol. Đồng thời tập thể dục nhiều hơn để cải thiện sức khỏe của tim mạch. Và kết hợp:
Dùng thuốc
- Thuốc giảm cholesterol bao gồm statin và các dẫn xuất của axit fibric;
- Thuốc chống kết tập tiểu cầu và thuốc kháng đông như aspirin để ngăn chặn huyết khối và làm tắc nghẽn động mạch;
- Thuốc ức chế beta hoặc thuốc chẹn kênh canxi để làm giảm huyết áp;
- Thuốc lợi tiểu để giúp giảm huyết áp;
- Thuốc ức chế men chuyển giúp ngăn ngừa hẹp động mạch.
Phẫu thuật
Được áp dụng trong trường hợp bệnh nhân tiến triển nặng, cơ hoặc mô da bị đe dọa. Lúc này bác sĩ sẽ lựa chọn phẫu thuật để điều trị:
- Phẫu thuật bắc cầu
- Tiêu sợ huyết
- Nong mạch
- Cắt bỏ nội mạc động mạch
- Nạo mảng xơ vữa
Mọi thắc mắc về tư vấn sức khỏe vui lòng liên hệ Hotline: 028.7101.1115. Phòng khám Bệnh viện Quốc tế Dr.Khoa – Bác sĩ của mọi nhà