Tất cả những gì bạn có thể biết về xét nghiệm dấu ấn ung thư

Dấu ấn ung thư được hiểu như một chất chỉ điểm được tìm thấy trong máu của người mắc bệnh ung thư, đó có thể là protein hoặc enzyme. Thực hiện xét nghiệm dấu ấn ung thư chỉ có tác dụng giúp bác sĩ theo dõi xem người thực hiện có dấu hiệu ung thư hay không.

Ung thư là căn bệnh nguy hiểm hàng đầu có thể cướp đi sinh mệnh của người trong thời gian ngắn ngủi phát bệnh. Thực tế, ung thư không giống như đau nhức mà có thể nhìn thấy được, nó chỉ âm thầm biểu hiện ra bên ngoài mỗi ngày 1 chút. Và đến khi di chứng thì rất khó để điều trị

xét nghiệm dấu ấn ung thư - Phòng khám Dr.Khoa

Tùy vào tình trạng ung thư mà có người kéo dài được lâu, người điều trị hết và có người chỉ vỏn vẹn vài tháng. Trong đó ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm thứ 2 (nam giới), ung thư vú là căn bệnh nguy hiểm thứ 3 (nữ giới) chỉ đứng sau ung thư máu. Và để tầm soát được ung thư bạn cần thực hiện xét nghiệm dấu ấn ung thư định kỳ, để bác sĩ theo dõi và kết luận.

Liệu xét nghiệm dấu ấn ung thư có thể phát hiện được bệnh tật

Chúng ta không thể dựa vào xét nghiệm dấu ấn ung thư để chẩn đoán bệnh nhân có đang bị ung thư hay không. Do kết quả xét nghiệm vẫn có thể dương tính bởi máu có những chất tìm thấy tương đồng với khối u. Để kết luận chính xác, bác sĩ cần yêu cầu bệnh nhân thực hiện thêm một số kiểm tra khác như: Chụp X-quang, siêu âm, sinh thiết, đặc biệt là xét nghiệm công thức máu.

Ngoài ra bệnh nhân cần tiếp tục thực xét nghiệm dấu  ấn ung thư sau 3-6 tháng. Nếu các bác sĩ nhận thấy các chỉ số tăng lên và có dấu hiệu nguy hiểm sẽ tiến hành kết hợp chẩn đoán hình ảnh để có thể tìm ra mầm bệnh. Chỉ số xét nghiệm nếu là dương tính giả sẽ vọt lên sau đó sụt xuống nhanh chóng.

Vì sao chúng ta cần xét nghiệm dấu ấn ung thư

Nhìn chung, xét nghiệm dấu ấn ung thư sẽ giúp bác sĩ đánh giá đúng tình trạng, diễn biến và hiệu quả điều trị, theo dõi tiên lượng bệnh và khả năng tái phát sau điều trị của người bệnh. Nói cách khác, chỉ số của dấu ấn ung thư sẽ giúp đánh giá tình trạng bệnh hiệu quả.

Bệnh ung thư phổi tái phát - Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Đối tượng nên xét nghiệm dấu ấn ung thư

Ngay khi bạn có biểu hiện lạ về cơ thể, sự tái phát liên tục cũng như có những triệu chứng nặng nề đến sức khỏe. Đầu tiên bạn có thể đến gặp bác sĩ để kiểm tra sơ bộ, khi có kết luận từ bác sĩ ở giai đoạn đầu, nếu nghi ngờ có biểu hiện về ung thư bạn có thể tiến hành thực hiện xét nghiệm dấu ấn ung thư.

Một số trường hợp đặc thù được chỉ định thực hiện xét nghiệm dấu ấn ung thư sau:

  • Nghi ngờ mắc bệnh ung thư như ung thư đại tràng, ung thư vú,…
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư.
  • Có những yếu tố nguy cơ mắc bệnh ung thư như người trên 50 tuổi, người nghiện thuốc lá, rượu bia hoặc làm việc trong môi trường độc hại,…
  • Đang điều trị ung thư và muốn theo dõi tình trạng bệnh và khả năng tái phát của bệnh.
  • Những người mắc bệnh mãn tính như viêm gan, viêm loét dạ dày tá tràng, tiểu đường,…
  • Những người béo phì.

Bạn biết đó, chỉ thực hiện một xét nghiệm sẽ không giúp ích gì cho kết quả, bạn cần tìm đơn vị uy tín và nhờ sự tư vấn từ bác sĩ. Hiện nay có rất nhiều gói khám có thể giúp bạn tầm soát ung thư trong một lần tại một cơ sở mà không phải tốn quá nhiều công đoạn.

8 hạng mục xét nghiệm dấu ấn ung thư phổ biến hiện nay

  • XN CA 72-4 Dấu ấn ung thư dạ dày

CA 72-4 là một mucin-glycoprotein có trên bề mặt của nhiều loại tế bào như tế bào buồng trứng, vú, đại tràng, tụy, đặc biệt là tế bào ung thư biểu mô dạ dày. Được sử dụng để theo dõi đáp ứng điều trị và trong trường hợp tái phát ung thư dạ dày. 

Giới hạn bình thường là 0 – 5,4U/ml, CA 72-4 huyết tương tăng trong ung thư dạ dày, có thể tăng trong xơ gan, viêm tuỵ, viêm phổi, thấp khớp. Thông thường dưới 6,9 được xem là bình thường và trong 1 vài trường hợp nồng độ có thể tăng nhẹ ở những người hút thuốc hoặc sử dụng chất kích thích như rượu bia.

Tuy nhiên, nồng độ CA 72-4 trong máu cao hơn mức bình thường không được xem là dấu hiệu của ung thư dạ dày. vì chỉ số này cũng có thể tăng ngay cả một số người có bệnh lành tính như viêm tụy, xơ gan, bệnh phổi, bệnh khớp, bệnh tuyến vú,…

Nhưng nếu kết hợp CA 72-4 và CEA hoặc CA 19-9 tăng thì có thể kết luận được.

dấu ấn ung thư dạ dày

  • XN CEA Dấu ấn ung thư đại tràng

Độ nhạy lâm sàng của CEA để chẩn đoán ung thư đại trực tràng là 50%, độ đặc hiệu là 90%. Chính vì vậy mà CEA được coi như một chất chỉ điểm “vàng” trong chẩn đoán sớm ung thư đại trực tràng.  Giới hạn bình thường: 0-10 ng/ml.

Ngoài ra, CEA trong một mẫu chất dịch cơ thể có thể giúp xác định xem ung thư đã xâm lấn lan rộng đến một khoang cơ thể (ví dụ, dịch phúc mạc, dịch màng phổi hoặc dịch não tủy).

xét nghiệm dấu ấn Ung thư đại trực tràng

  • XN CYFRA 21-1 Dấu ấn ung thư phổi

Định lượng Cyfra 21 – 1 dùng trong hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi điều trị ung thư phổi và các ung thư thực quản, vú, tụy, cổ tử cung hoặc bàng quang. Xét nghiệm Cyfra 21-1 dùng để chẩn đoán ung thư phổi và các bệnh phổi lành tính, cũng dùng để tiên lượng bệnh và theo dõi diễn biến của bệnh.

Thông qua xét nghiệm máu, nồng độ Cyfra 21-1 có giá trị bình thường trong huyết thanh là < 3,3 μg/ml. Tuy nhiên để chính xác, bệnh nhân cần thực hiện thêm siêu âm, chụp X-quang, chụp CT,..
xét nghiệm dấu ấn ung thư phổi

  • XN CA 19-9 Dấu ấn ung thư tuyến tụy

CA 19-9 là một kháng nguyên glycoprotein mucin liên quan đến khối u có liên hệ với kháng nguyên nhóm máu Lewis và chỉ những bệnh nhân có các nhóm máu Le (α-β+) hoặc Le (α+β-) mới thể hiện kháng nguyên CA 19-9.  Mức độ CA 19-9 huyết tương có thể tăng trong một số ung thư như ung thư tụy, ung thư gan, mật, dạ dày, đại trực tràng, buồng trứng, …, cũng có thể tăng trong một số bệnh lành tính như tắc mật, viêm đường mật, viêm ruột, viêm tụy cấp hoặc mãn tính, …

CA 19-9 được sử dụng như một dấu ấn ung thư để:

– Chẩn đoán phân biệt giữa ung thư tụy và các bệnh lành tính khác, chẳng hạn viêm tụy.

– Chẩn đoán, theo dõi diễn biến của bệnh, hiệu quả điều trị và phát hiện tái phát ở bệnh nhân ung thư tụy.

– Chẩn đoán và theo dõi một số ung thư khác như ung thư đường mật, đại trực tràng và buồng trứng, như một dấu ấn ung thư thứ 2.

Tuy nhiên, CA 19-9 không đủ độ nhạy và độ đặc hiệu để được sử dụng như một phương tiện tầm soát ung thư tụy ở cộng đồng những người không có triệu chứng. Và giới hạn bình thường là 0-33 U/ ml.

Dấu ấn ung thư tụy CA 19-9 - Dr.Khoa

 

  • XN PSA Dấu ấn ung thư tiền liệt tuyến

Đối với người bình thường, chỉ số PSA toàn phần trong máu sẽ rất thấp (dưới 4 ng/mL). Tuy nhiên, càng lớn tuổi kích thước của tuyến tiền liệt sẽ càng tăng cao.

Khi nồng độ PSA trong máu tăng cao, nam giới có nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến. Giá trị giới hạn để chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt của chỉ số PSA toàn phần trong huyết tương ≥ 4ng/ml, độ đặc hiệu khoảng 91% và độ nhạy khoảng 21%.

Giới hạn bình thường: Ở những người < 50 tuổi: PSA < 2,5 ng/ml. Những người > 50 tuổi: PSA < 5 ng/ml.

xét nghiệm dấu ấn ung thư tuyến tiền liệt

  • XN AFP Dấu ấn ung thư gan

Xét nghiệm AFP là xét nghiệm  dấu ấn ung thư có giá trị chẩn đoán ung thư gan, nếu nồng độ AFP > 300 UI/ml và siêu âm có khối giảm âm thì có thể khẳng định là bệnh nhân có ung thư gan.

Bình thường nồng độ AFP < 25 UI/ml. Khi bệnh nhân bị ung thư gan nồng độ AFP tăng lên: có khoảng 80% bệnh nhân ung thư gan có AFP > 25 UI/ml, Khoảng 60% bệnh nhân ung thư gan có nồng độ AFP > 100 UI/ml và khoảng 50% bệnh nhân ung thư gan có nồng độ AFP > 300 UI/ml.

Giá trị của xét nghiệm AFP là định hướng chẩn đoán và theo dõi điều trị, đặc biệt với các bệnh nhân trước khi điều trị có nồng độ AFP cao.

Xét nghiệm dấu ấn ung thư gan

  • XN CA 15-3 Dấu ấn ung thư tuyến vú

Dấu ấn chỉ điểm ung thư CA 15-3 chỉ tăng khoảng 10% trong số ca ung thư vú giai đoạn sớm nhưng tăng đến 70% trong số ca ung thư vú giai đoạn di căn. Có khoảng 30% ung thư vú không sản xuất CA 15-3 nên mức độ CA 15-3 huyết tương không tăng khi có khối u.

Mục đích sử dụng chính của CA 15-3 là để theo dõi đáp ứng điều trị và sự tái phát của ung thư vú. CA 15-3 chỉ được chỉ định định kỳ theo thời gian để theo dõi hiệu quả điều trị và phát hiện tái phát ở bệnh nhân ung thư vú có CA 15-3 tăng. Nếu những bệnh nhân ung thư vú nhưng mức độ CA 15-3 không tăng thì không thể sử dụng chỉ số CA 15-3 để theo dõi đáp ứng điều trị và tái phát của ung thư vú được.

xét nghiệm dấu ấn ung thư tuyến vú

  • XN CA 125 Dấu ấn ung thư buồng trứng

CA-125 là một xét nghiệm dấu ấn ung thư được sử dụng phổ biến nhất để phát hiện, theo dõi hiệu quả điều trị ung thư buồng trứng và để phát hiện ung thư tái phát sau điều trị. Xét nghiệm CA-125 được thực hiện lặp lại theo thời gian thường có giá trị hơn so với chỉ xét nghiệm 1 lần. Tuy nhiên, xét nghiệm này thường không được sử dụng để sàng lọc ung thư buồng trứng trong cộng đồng nói chung vì mức độ trong máu có thể tăng trong nhiều ung thư khác và trong trạng thái sinh lý bình thường như khi có kinh hoặc mang thai.

Chỉ định tuyệt đối:

  • CA125 được chỉ định khi một phụ nữ nghi ngờ bị ung thư buồng trứng.
  • Ở một phụ nữ đã được chẩn đoán ung thư buồng trứng.
  • Ở một phụ nữ sau phẫu thuật hoặc hóa trị liệu để phát hiện ung thư buồng trứng tái phát.

Ngoài ra CA125 cũng có thể được chỉ định để chẩn đoán ung thư buồng trứng cùng với một số các dấu ấn ung thư khác như HE4, CEA, CA19-9, AFP hoặc β-hCG.

TỔNG KẾT

Nhìn chung các xét nghiệm dấu ấn ung thư hỗ trợ bác sĩ có thể dõi tình trạng bệnh nhân, đánh giá thể trạng đang ở giai đoạn nào, từ đó đưa ra kết luận có ung thư hay không. Để đạt kết quả sau cùng chính xác nhất, bác sĩ cần thực hiện các xét nghiệm khác đi kèm như xét nghiệm máu, phân tích nước tiêu,…

Hiện nay, Phòng khám Bệnh viện Quốc tế Dr.Khoa đang có chương trình xét nghiệm dấu ấn ung thư tặng xét nghiệm công thức máu. Bạn đọc có nhu cầu có thể liên hệ trực tiếp vào số hotline để được tư vấn đặt lịch, hoặc có thể tải ứng dụng Dr.OH về điện thoại để dò tìm địa điểm gần nhất cũng như xem báo giá từng gói khám tại các bệnh viện lớn như Ung Bướu, Nhi đồng.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline: 028.7101.1115 Bệnh viện Phòng khám Dr.Khoa – Bác sĩ của mọi nhà

Fanpage: Dr.Khoa International Community Hospital

ƯU ĐÃI MỚI
BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC
Ở một số bệnh nhân bị đau do bệnh (đau vừa tới nặng), thường phải sử dụng thuốc giảm đau opioid. Tuy nhiên, khi... Xem thêm >>
Hàng ngày, làn da thường phải tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử, đèn LED . Nếu làn... Xem thêm >>
Tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em tiếp tục có mức sụt giảm cao nhất trong khoảng 30 năm qua, theo dữ liệu được công bố... Xem thêm >>

Ngày 16/11/2022

LinkedIn

© 2019 Dr.Khoa | Designed by OneHealth

đã đăng ký