HPV (Human papilloma virus) là một loại virus gây u nhú ở người. Nhiễm HPV là nhiễm trùng phổ biến trên Thế Giới. Có đến 11-12% dân số Thế Giới (tương đương 700-800 triệu người) hiện đang nhiễm HPV ở cả nam và nữ.
Ở Việt Nam, tỉ lệ nhiễm HPV vào khoảng 8 -11% tùy vùng miền. Có ít nhất 50% phụ nữ đã nhiễm HPV 1 lần trong đời. Một số loại có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe như mụn sinh dục và ung thư. Nhưng có những loại vắc-xin có thể ngăn chặn các vấn đề về sức khỏe này.
Mục Lục
Virus HPV có bao nhiêu chủng?
Có khoảng 100 loại HPV ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Khoảng 40 loại HPV có thể gây ra các bệnh về đường sinh dục bao gồm: Âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, dương vật, bìu, cũng như trực tràng và hậu môn,… Trong số đó, khoảng 15 loại được coi là có “nguy cơ cao” dẫn đến ung thư cổ tử cung.
- Virus HPV 6 và HPV 11 là chủng loại virus gây u nhú sùi mào gà.
- Virus HPV 16 và 18 là 2 chủng virus chính có thể làm tăng nguy cơ ung thư cho người bệnh.
HPV 6 và HPV 11
Chủng virus khá phổ biến, được tìm thấy trong cơ thể người với tỉ lệ lớn nhưng không có nguy cơ cao mắc bệnh nguy hiểm. virus HPV 6 và 11 thường để lại căn bệnh sùi mào gà ở nam giới là chủ yếu và không để lại di chứng ung thư.
Virus HPV 6 và 11 gây ra các bệnh về đường sinh dục như:
- Mụn cóc: Có hình dạng giống cục thịt thừa nhỏ, nhăn nheo, có màu trắng, hồng hoặc sậm nâu.
- Sùi mào gà: Là một bệnh từ mụn cóc phát triển lên. Sau một thời gian những nốt mụn cóc sẽ nổi ở khu vực sinh dục có hình dạng sần sùi được ví như cây hoa súp lơ hoặc mào gà.
HPV 16 và HPV 18
Hai loại HPV 16 và 18 được coi là virus nguy hiểm nhất vì chúng có thể nhiễm sâu vào tử cung của phụ nữ, sau đó phát triển làm thay đổi mô tử cung và gây ra bệnh ung thư cổ tử cung. Đây cũng là loại gây ra nhiều bệnh khác như ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, ung thư dương vật,….
>>> Xem thêm: 11 bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em, nguy hiểm nhất ở số 4
Virus HPV có lây nhiễm hay không?
Virus HPV rất dễ lây lan, chủ yếu lây qua đường da với da mà không phải đường nước bọt hay tinh dịch. Nói một cách dễ hiểu, HPV chỉ lây nhiễm khi bạn quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn và miệng.
Người ta ước tính rằng hầu hết những người có quan hệ tình dục sẽ bị nhiễm HPV vào một thời điểm nào đó. Bao cao su, khi được sử dụng đúng cách, sẽ giúp giảm nguy cơ lây nhiễm HPV.
Nếu bạn đang mang thai và bị nhiễm virus HPV dưới dạng mụn cóc sinh dục, em bé có nguy cơ cao bị nhiễm trùng.
Nguyên nhân gây lây nhiễm HPV cao
Nhiễm HPV xảy ra khi virus xâm nhập vào cơ thể qua một vết cắt, mài mòn hoặc vết rách nhỏ ở lớp ngoài của da của bộ phận sinh dục. Nếu chưa từng quan hệ tình dục thì khả năng mắc HPV sẽ giảm đi đáng kể, nhưng không có nghĩa là không bị nhiễm vì ngoài đường tình dục, HPV có thể lây qua các đường khác như tiếp xúc da kề da, có vết trầy xước trong trường hợp dùng chung quần áo, dụng cụ cắt móng tay
Những yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm HPV:
- Có nhiều bạn tình
- Mụn cóc sinh dục thường xảy ra ở thanh thiếu niên và người trưởng thành.
- Hệ thống miễn dịch suy yếu làm tăng nguy cơ nhiễm HPV, HIV/AIDS,…
- Da bị tổn thương gây nổi mụn cóc.
- Quan hệ tình dục không an toàn lành mạnh
Bệnh di virus HPV gây nên là gì, có nguy hiểm không?
Virus HPV gây ra một số bệnh nguy hiểm như mụn cóc sinh dục, sau đó là sùi mào gà, tổn thương miệng và đường hô hấp trên ,…
Khi tình trạng bệnh kéo dài bệnh sẽ trở nên biến chứng thành các bệnh nguy hiểm như: Ung thư dương vật (đối với nam giới) ung thư cổ tử cung, tắc vòi trứng…( đối với nữ giới) gây ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản nhất là có thể bị vô sinh.
Độ tuổi và đối tượng nên tiêm ngừa vacxin HPV
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vắc xin HPV như sau:
Trẻ em: Tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và trễ nhất là năm 26 tuổi, để cơ thể được bảo vệ chống lại HPV trước khi có khả năng tiếp xúc với virus.
Người lớn: Mặc dù trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đã phê chuẩn có thể tiêm vắc xin HPV cho đến tuổi 45, tuy nhiên, vắc xin HPV không được khuyến nghị cho tất cả người trưởng thành từ 27 đến 45 tuổi.
Vì thế, bạn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ của mình nếu muốn thực hiện tiêm vắc xin HPV trong độ tuổi này.
>>> Xem thêm: Vắc xin HPV: Những điều mà phụ nữ cần biết
Chẩn đoán và điều trị HPV
Chuyên gia khuyến cáo phụ nữ từ 21 – 29 tuổi nên làm xét nghiệm Pap mỗi 3 năm/lần, phụ nữ 30 – 65 tuổi nên tiếp tục làm xét nghiệm Pap 3 năm/lần hoặc 5 năm/lần nếu làm xét nghiệm DNA HPV cùng lúc. Phụ nữ trên 65 tuổi có thể ngừng xét nghiệm nếu đã làm 3 xét nghiệm Pap bình thường liên tiếp hoặc 2 xét nghiệm HPV DNA và Pap không cho kết quả bất thường.
Ngoài ra, trẻ em dậy thì hoặc phụ nữ trước 26t nên tiêm chủng vắc xin HPV ít nhất 1 lần trong đời để đảm bảo sức khỏe và hạn chế sự lây nhiễm HPV.
Chẩn đoán virus HPV
Nhằm để phát hiện virus HPV, bác sĩ sẽ chỉ định 2 loại xét nghiệm như:
- Xét nghiệm Pap dành cho phụ nữ trong độ tuổi 21, tế bào cổ tử cung sẽ được soi dưới kính hiển vi. Nếu nhiễm HPV sẽ thấy sự hiện diện của các tế bào rỗng.
- Xét nghiệm HPV thường áp dụng cho phụ nữ từ 30 tuổi trở nên có thể kết hợp cùng với xét nghiệm Pap. Xét nghiệm này giúp phát hiện các virus gây nhiễm trùng hoặc có thể dẫn tới ung thư.
Ngoài việc làm xét nghiệm, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện siêu âm hoặc soi cổ tử cung để xác định virus HPV.
Có thể điều trị khỏi HPV hay không?
Trên thực tế một số người có hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Trên thực tế, khoảng 70 – 90% người nhiễm HPV được hệ thống miễn dịch loại bỏ virus khỏi cơ thể.
Khi cần điều trị, người mắc bệnh sẽ được thực hiện:
- Phẫu thuật lạnh để làm đông mụn cóc bằng nitơ lỏng.
- Quy trình cắt bỏ phẫu thuật điện vòng
- Đốt điện mụn cóc bằng dòng điện
- Liệu pháp laser sử dụng ánh sáng cường độ cao để tiêu diệt mụn cóc và các tế bào bất lợi.
- Thuốc bôi trực tiếp lên mụn cóc.
Biện pháp phòng tránh HPV mà phụ nữ nên biết
HPV là một virus rất phổ biến và hầu hết phụ nữ nào cũng sẽ gặp qua, chỉ là ở mức độ nhẹ hoặc nặng và còn tùy thuộc vào sức đề kháng cơ thể. Do đó, thay vì bạn tìm kiếm biện pháp giúp chẩn đoán và điều trị HPV, bạn nên tìm hiểu về biện pháp phòng tránh.
Một số cách giúp bạn giảm nguy cơ lây nhiễm HPV như:
- Quan hệ tình dục an toàn, tránh việc quan hệ với nhiều bạn tình
- Nên tiêm chủng vắc xin HPV đủ 2 mũi trước 26 tuổi và tốt nhất là trước khi quan hệ tình dục.
- Phụ nữ nên làm xét nghiệm Pap/Thinprep/HPV DNA định kỳ hàng năm hoặc mỗi 3 năm để kịp thời phát hiện nguy cơ mắc bệnh.
- Thực hiện điều trị ngay khi có dấu hiệu mụn cóc hoặc sùi mào gà sớm.
- Tầm soát sức khỏe định kỳ.
Tại Phòng khám Bệnh viện quốc tế Dr.Khoa thường xuyên tổ chức thực hiện gói khám sàng lọc và Tầm soát ung thư Cổ tử cung, gói Tổng quát và Tầm soát Ung thư phụ khoa với ưu đãi lên đến 20%. Các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và từ đó đưa ra kết luận gói kiểm tra phù hợp cho bạn.
Mọi thắc mắc về sức khỏe hoặc đặt lịch khám, khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp vào số hotline 028 7101 1115 hoặc nhắn tin về fanpage của Phòng khám để được hỗ trợ.
Tải và đặt lịch online trên ứng dụng DROH để có cơ hội nhận được các mã giảm giá phí khám tại các Bệnh viện đầu ngành: Ung Bướu, Nhi đồng 2, Hồng Đức, bệnh viện Bỏ túi DrOH,…Ngoài ra quý khách cũng có thể tận dụng ứng dụng DROH để chat miễn phí cùng Bác sĩ, video call để tư vấn hơn về bệnh lý thường gặp ngay tại nhà, quản lý hồ sơ khám chữa bệnh trực tuyến linh hoạt, và thanh toán viện phí/toa thuốc online dễ dàng.
PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN QUỐC TẾ DR.KHOA
Website: https://drkhoa.com/
Hotline: 028 7101 1115
Thời gian làm việc: 7:00 – 20:30 trong tuần
Địa chỉ: 116 Gò Dầu, phường Tân Quý, quận Tân Phú, TP. HCM
Fanpage: Dr.Khoa International Community Hospital