Bạn đang lo lắng không biết bản thân có đang mắc phải ung thư gan hay không. Bằng những biểu hiện dưới đây bạn hoàn toàn có thể nhận ra nhưng Bác sĩ vẫn khuyên bạn nên đi khám và tầm soát ung thư sớm.
Gan là cơ quan thực hiện các chức năng quan trọng để bảo vệ cơ thể trước độc tố và các chất có hại. Gan tiết ra mật giúp tiêu hóa chất béo, vitamin và các chất dinh dưỡng khác. Gan cũng là nơi lưu trữ glucose và các dưỡng chất đảm bảo sự sống cho cơ thể những lúc không được nạp đủ thức ăn, nước uống.
Ung thư gan là một bệnh ác tính của gan do sự tăng sinh ồ ạt tế bào gan hoặc tế bào đường mật gây hoại tử và chèn ép trong gan. Đây là căn bệnh cực kỳ phổ biến và nguy hiểm tại Việt Nam.
Theo GLOBOCAN 2020, Việt Nam có thêm 26.418 người mắc ung thư gan và 25.272 người tử vong vì ung thư gan. Tỷ lệ mắc mới tăng dần theo mỗi năm và số ca tử vong do ung thư gan đứng đầu trong bảng xếp hạng trong những năm vừa qua.
Rất khó để nhận ra bản thân đã mắc ung thư gan cho đến khi đi khám thì bệnh nhân đã rơi vào giai đoạn muộn.
Mục Lục
Ung thư gan được chia làm 2 loại
- Ung thư gan nguyên phát: hình thành từ chính các tế bào trong gan.
- Ung thư gan thứ phát: phát triển khi các tế bào ung thư từ cơ quan khác di căn đến gan như ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư vú…
Các yếu tố có nguy tăng gây ung thư gan là gì?
Mặc dù chưa xác định chính xác yếu tố nào gây ung thư gan nhưng các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng viêm gan C mạn tính, viêm gan B mạn tính và người sử dụng đồ uống có cồn như bia rượu. Trong đó viêm gan B mạn tính chiếm tỷ lệ cao gấp 100 lần so với người bình thường.

Tùy theo bệnh mà tỷ lệ ung thư hóa nhiều hay ít, xơ gan hoại tử sau viêm gan virus 15- 20% ung thư hóa. Xơ gan do dinh dưỡng có 1% ung thư hóa. Bên cạnh đó một phần còn là do yếu tố di truyền, yếu tố môi trường, chế độ sinh hoạt lạm dụng rượu bia thuốc lá. Trong đó tỷ lệ nam giới mắc nhiều hơn nữ giới.
Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết
Ở giai đoạn tiến triển bệnh nhân ung thư gan sẽ có biểu hiện tương đối giống với bệnh gan mạn tính như:
- Vàng da, vàng mắt.
- Sưng bụng do tích tụ dịch.
- Bệnh về não: Thay đổi trạng thái, hoang tưởng.
- Chảy máu dạ dày, đường ruột.
Một số bệnh nhân cũng có thể bị đau bụng trên ở mức độ nhẹ đến vừa, sụt cân, buồn ngủ (mặc dù vẫn ngủ bình thường), chán ăn hoặc có khối lộ rõ ở vùng bụng trên. Vấn đề là hầu hết những triệu chứng này có thể xảy ra do nhiều loại bệnh phổ biến ảnh hưởng đến gan và các cơ quan lân cận khác, ví dụ như dạ dày và ruột, khiến bệnh nhân khó nhận biết được các triệu chứng từ sớm.

Ở giai đoạn muộn, khi khối u đã lớn các triệu chứng trên rõ ràng hơn, hoặc xuất hiện thêm các biến chứng của bệnh với các biểu hiện: Sụt cân không rõ nguyên nhân, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chán ăn… có cảm giác ngứa, trướng bụng, đau, nặng tức vùng hạ sườn phải, vàng da,…
Có thể chẩn đoán ung thư gan như thế nào?
Bạn hoàn toàn có thể đến các cơ sở khám chữa bệnh gần nhất hoặc nơi uy tín để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình nhằm chẩn đoán tình trạng ung gan như:
- Khám lâm sàng
- Xét nghiệm máu
- Siêu âm gan
- Chụp cắt lớp vi tính CT hoặc chụp cộng hưởng MRI
Mặc dù có thể chẩn đoán ung thư gan dựa vào nồng độ AFP trong máu và hình ảnh MRI cụ thể, nhưng đôi khi vẫn cần thực hiện sinh thiết gan để xác nhận chẩn đoán. Nếu ung thư chưa lan rộng và có khả năng cắt bỏ, khi đó có thể sẽ không thực hiện sinh thiết. Lý do là vì có nguy cơ thấp rằng ung thư sẽ lan rộng theo con đường tạo thành khi kim sinh thiết được đâm vào và rút ra. Trong trường hợp này, chẩn đoán sẽ được xác nhận sau khi phẫu thuật cắt bỏ u.
Các biện pháp điều trị và chăm sóc hiện nay
Dựa vào tình trạng kích thước khối u cũng như sức khỏe bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị các nhau như phẫu thuật, bào mòn (cắt bỏ) u, hóa trị, liệu pháp nhắm đích điều trị ung thư và xạ trị. Sau cùng là thực hiện chăm sóc đặc biệt theo sự chỉ định của bác sĩ.
Tầm soát ung thư gan
Kiểm tra sức khỏe định kỳ viêm gan B và tầm soát ung thư đang là biện pháp hiệu quả nhất được các bệnh viện triển khai hoàn toàn miễn phí nhằm hạn chế gia tăng tình trạng tử vong do ung thư gan tại Việt Nam.
Kiểm tra định kỳ có thể giúp kịp thời phát hiện bệnh tật và điều trị sớm ung thư gan. Giúp cuộc phẫu thuật trở nên thành công hơn, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Những người có các dấu hiệu từ 3 trở lên của viêm gan B mạn tính hoặc trong gia đình có truyền thống ung thư gan nên có kế hoạch thực hiện tầm soát càng sớm càng tốt.
Những đối tượng cần đi tầm soát ung thư gan:
- Đang nhiễm virus và các bệnh liên quan đến gan
- Tiền sử gia đình có người bị ung thư gan
- Mắc virus viêm gan B và viêm gan C (nguyên nhân hàng đầu gây ung thư tế bào gan nguyên phát)
- Viêm gan do nguyên nhân tự miễn, có thể đi kèm các bệnh tự miễn khác như đái tháo đường typ 1, Basedow, viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ,….
- Gan nhiễm mỡ không do rượu.
- Người béo phì lâu năm, người tiểu đường.
- Tình trạng xơ gan do rượu bia.
Quy trình tầm soát bao gồm:
- Xét nghiệm máu từ 3 – 6 tháng một lần để tìm alpha-fetoprotein (AFP)
- Siêu âm gan từ 6 – 12 tháng một lần
Bên cạnh đó, bạn có thể chủ động phòng tránh ung thư gan bằng cách tiêm chủng đầy đủ vắc xin ngừa virus viêm gan B, tránh xa các đồ uống có cồn cũng như thức ăn có nhiều dầu mỡ.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline: 028.7101.1115. Phòng khám Bệnh viện Quốc tế Dr.Khoa – Bác sĩ của mọi nhà
Fanpage: Dr.Khoa International Community Hospital