Trẻ sơ sinh rất dễ nhiễm bệnh, đặc bệnh là các bệnh truyền nhiễm từ mẹ sang con. Tiêm chủng vacxin cho trẻ là biện pháp an toàn nhất để bảo vệ bé không nhiễm bất kỳ bệnh vặt nào.
Ở chương trình mẹ hỏi bác sĩ trả lời hôm nay, Dr.Khoa sẽ liệt kê chi tiết các loại vắc xin mà mẹ nên đưa bé đi tiêm chủng định kỳ.
Mục Lục
- 1 Vắc xin viêm gan B
- 2 Vacxin bạch hầu, uốn ván, ho gà (Vacxin DTaP)
- 3 Vacxin phòng Haemophilus influenzae (Hib)
- 4 Vacxin phế cầu khuẩn (PCV13)
- 5 Vacxin bại liệt (IPV)
- 6 Vacxin chủng ngừa rotavirus
- 7 Vacxin sởi, quai bị, Rubella (MMR)
- 8 Vacxin cúm (Influenza vaccine)
- 9 Vacxin phòng thủy đậu (Varicella vaccine)
- 10 Vacxin viêm não Nhật Bản (Jevax)
- 11 Vacxin chủng ngừa thương hàn (Typhoid vaccine)
- 12 Vacxin phòng dại (Anti-rabic vaccine)
Vắc xin viêm gan B
Virus viêm gan B lây truyền qua đường máu, đường quan hệ tình dục hay từ mẹ sang con. Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 10-20% dân số (ước tính từ 12-16 triệu người) nhiễm virus viêm gan B, trong đó có khoảng 5 triệu người trong tình trạng viêm gan mạn tính, xơ gan hoặc ung thư gan.
Để phòng bệnh, mọi người cần chủ động tiêm vắc xin phòng viêm gan B, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ có ý định mang thai. Bà bầu mắc viêm gan B trong thai kỳ có thể làm tăng các nguy cơ sinh non, con nhẹ cân, gây tổn thương gan của trẻ, nguy hiểm hơn là sảy thai”.
- Nhóm tuổi chính: Trẻ sơ sinh
- Đối tượng khác: Mọi lứa tuổi
- Thời điểm nên tiêm: Trong vòng 24 giờ sau khi sinh
- Số lượng liều: 3
- Thời gian cụ thể: Khi mới sinh; 1 đến 2 tháng; 6 đến 8 tháng.
- Đường dùng thuốc: Tiêm
- Giới tính: Nam và nữ
- Lưu ý đặc biệt: Viêm gan B có thể gây xơ gan, suy gan và ung thư gan.
Vacxin bạch hầu, uốn ván, ho gà (Vacxin DTaP)
Một số nguy hiểm khi trẻ nhỏ mắc các bệnh về bạch hầu, uốn ván, ho gà:
- Bạch hầu: Là một bệnh ở đường hô hấp, có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, tê liệt, suy tim và tử vong. Bệnh rất dễ lây lan khi người bệnh ho và hắt hơi.
- Uốn ván: Do một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong đất gây ra. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sẽ tiết ra chất độc tấn công hệ thần kinh, gây co thắt cơ và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
- Ho gà: Gây ho và co thắt cổ họng nghiêm trọng, khiến trẻ sơ sinh gặp khó khăn khi ăn uống hoặc thậm chí là thở. Bệnh cũng rất dễ lây lan, có thể dẫn đến viêm phổi, co giật, tổn thương não và tử vong.
Tiêm chủng vắc xin giúp bảo vệ các mối quan hệ cộng đồng hơn, đặc biệt là những người chưa có điều kiện tiêm chủng.
Nhóm tuổi chính: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Đối tượng khác: Mọi lứa tuổi
- Thời điểm nên tiêm: 2 tháng
- Số lượng liều: 5
- Thời gian cụ thể: 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng, từ 15 đến 18 tháng, 4 đến 6 tuổi.
- Lưu ý đặc biệt: Ho gà rất nguy hiểm ở trẻ sơ sinh do có thể dẫn đến viêm phổi, tổn thương não, co giật và tử vong.
Vacxin phòng Haemophilus influenzae (Hib)
Thuốc chủng ngừa Hib giúp chống lại vi khuẩn Haemophilus influenzae b (Hib). Vi khuẩn Hib lây lan qua không khí, nó có thể gây viêm màng não, viêm thanh quản và viêm phổi.
- Nhóm tuổi chính: Trẻ sơ sinh
- Đối tượng khác: Mọi người
- Thời điểm nên tiêm: 2 tháng tuổi
- Số liều: 3 hoặc 4 (tùy thuộc vào vacxin Hib được sử dụng)
- Thời gian cụ thể (nếu 4 liều): 2 -4-6 tháng, từ 12 đến 15 tháng
- Đường dùng thuốc: Tiêm
- Giới tính: Nam và nữ
- Lưu ý đặc biệt: Thuốc chủng ngừa Hib có thể được dùng một mình (chỉ có Hib) hoặc kết hợp với các loại vacxin khác.
Vacxin phế cầu khuẩn (PCV13)
Mặc dù bất cứ ai cũng có thể nhiễm phế cầu khuẩn nhưng đối tượng trẻ em dưới hai tuổi, người từ 65 tuổi trở lên, người hút thuốc và những người có tình trạng sức khỏe yếu có nguy cơ cao nhất. Viêm màng não do phế cầu khuẩn cũng có thể gây mù lòa và điếc, trong đó có 10% trẻ em tử vong.
Do tình trạng kháng thuốc, thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị bệnh phế cầu khuẩn ít hiệu quả hơn so với trước đây, vì thế tiêm chủng vacxin phế cầu khuẩn cho trẻ nhỏ là đặc biệt quan trọng.
- Nhóm tuổi chính: Trẻ sơ sinh
- Đối tượng khác: Mọi người
- Thời điểm nên tiêm: 2 tháng tuổi
- Số lượng liều: 4
- Thời gian cụ thể: 2 -4-6 tháng, từ 12 đến 15 tháng; liều duy nhất khuyến cáo cho người lớn từ 65 tuổi trở lên
- Đường dùng thuốc: Tiêm
- Giới tính: Nam và nữ
- Lưu ý đặc biệt: PVC13bảo vệ chống lại 13 loại vi khuẩn phế cầu khuẩn. Bệnh phế cầu khuẩn gây viêm phổi, nhiễm trùng máu và viêm màng não.
Vacxin bại liệt (IPV)
Theo thống kê của Hoa Kỳ, trong nhiều năm qua không có trường hợp mắc bệnh bại liệt nào. Tuy nhiên, IPV vẫn được khuyến cáo chủng ngừa cho tất cả trẻ em vì hoàn toàn có thể bùng phát dịch bệnh trở lại.
- Nhóm tuổi chính: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Đối tượng khác: Mọi người
- Thời điểm nên tiêm: 2 tháng tuổi
- Số lượng liều: 4
- Thời gian cụ thể: 2-4 tháng, 6 đến 18 tháng, 4 đến 6 tuổi.
- Đường dùng thuốc: Tiêm (không được sử dụng ở Mỹ từ năm 2000)
- Giới tính: Nam và nữ
- Lưu ý đặc biệt: Phần lớn những người nhiễm bệnh bại liệt không có triệu chứng. Ít hơn 2% người nhiễm virus bị tổn thương thần kinh trung ương và dẫn đến tê liệt vĩnh viễn.
Vacxin chủng ngừa rotavirus
Khi trẻ nhiễm Rotavirus, điều quan trọng nhất là bù lại lượng nước và điện giải cho cơ thể để không dẫn đến tình trạng rối loạn tuần hoàn. Trên thị trường hiện có nhiều loại oresol dành riêng cho trẻ em rất dễ uống.
- Nhóm tuổi chính: Trẻ sơ sinh
- Đối tượng khác: Mọi người
- Thời điểm nên tiêm: 2 tháng tuổi
- Số lượng liều: 2 hoặc 3 tùy thuộc vào việc thực hiện
- Thời gian (nếu 3 liều): 2-4-6 tháng
- Đường dùng thuốc: Đường uống
- Giới tính: Nam hoặc nữ
- Lưu ý đặc biệt: Rotavirus là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ em trên toàn thế giới.
Vacxin sởi, quai bị, Rubella (MMR)
Bệnh sởi thường liên quan đến những thay đổi về da và biểu hiện là các nốt phát ban. Quai bị là tình trạng sưng viêm của tuyến nước bọt., khi biến chứng nặng, virus quai bị gây viêm tuyến tụy, tinh hoàn, tổn thương não, thậm chí là tử vong. Rubella làm xuất hiện hạch bạch huyết, phát ban trên da, đau khớp, đặc biệt có thể gây dị tật bẩm sinh.
- Nhóm tuổi chính: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Đối tượng khác: Mọi người
- Thời điểm nên tiêm: 12 tháng tuổi
- Số lượng liều: 2
- Thời gian: Từ 12- 15 tháng; từ 4 đến 6 tuổi
- Đường dùng thuốc: Tiêm
- Lưu ý đặc biệt: Liều vacxin đầu tiên chủng ngừa 95% khả năng gây bệnh vì thế mũi tiêm thứ 2 là vô cùng cần thiết.
Vacxin cúm (Influenza vaccine)
Theo CDC (Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ) : “… có hàng triệu người bị cúm hàng năm, hàng trăm nghìn người phải nhập viện. Những người khỏe mạnh cũng có thể bị bệnh nặng vì cúm và lây cho người khác. Vì thế cần phải chủng ngừa, không chỉ cho chính mình mà còn vì những người có nguy cơ cao, chẳng hạn như người già hoặc những người có hệ miễn dịch suy giảm“.
- Nhóm tuổi chính: Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, người lớn và người cao tuổi
- Thời điểm nên tiêm: 6 tháng
- Số liều: 1 hoặc 2 (tùy theo độ tuổi)
- Thời gian: Từ 6 tháng đến 9 tuổi tiêm 1 hoặc 2 liều; sau 9 tuổi nên chủng ngừa hàng năm.
- Đường dùng: Tiêm hoặc xịt mũi (tùy theo loại vacxin)
- Giới tính: Nam hoặc nữ
- Lưu ý đặc biệt: Đối tượng trẻ dưới 6 tháng tuổi, đang điều trị sốt hoặc mắc các bệnh cấp tính, dị ứng nặng với trứng gà được khuyến cáo không nên tiêm chủng vacxin cúm.
Vacxin phòng thủy đậu (Varicella vaccine)
Hầu hết những trường hợp nhập viện đều từ một đến bốn tuổi, đó là lý do tại sao việc chủng ngừa trẻ em là quan trọng. Ngoài nhiễm trùng da, virus varicella-zoster cũng có thể gây viêm phổi. Vacxin chủng ngừa varicella-zoster cũng có thể được dùng cho người sau khi tiếp xúc với siêu vi khuẩn này để giảm thiểu nhiễm trùng.
- Nhóm tuổi chính: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Đối tượng khác: Mọi người
- Thời điểm nên tiêm: 12 tháng
- Số lượng liều: 2
- Thời gian: Từ 12 đến 15 tháng cho liều thứ nhất. Từ 4 đến 6 tuổi cho liều thứ hai.
- Đường dùng thuốc: Tiêm
- Giới tính: Nam hoặc nữ
- Lưu ý đặc biệt: Virus varicella-zoster gây bệnh thủy đậu và gây ra bệnh zona ở người lớn. Bệnh rất dễ lây từ người này qua người khác khi tiếp xúc thông thường.
Vacxin viêm não Nhật Bản (Jevax)
Hầu hết những người bị nhiễm viêm màng não Nhật Bản đều không có triệu chứng gì. Đôi khi có triệu chứng nhiễm trùng từ nhẹ (nhức đầu và sốt) đến nghiêm trọng (sốt cao, mê man, đau đầu dữ dội).
- Nhóm tuổi chính: Trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và người cao tuổi
- Đối tượng khác: Những người đi du lịch ở lại một tháng trở lên ở những khu vực mà bệnh viêm não Nhật Bản lây lan (phần nhiều ở khu vực nông thôn châu Á).
- Tuổi nên tiêm: 12 tháng
- Số lượng liều: 2
- Thời gian: Hai liều liên tiếp cách nhau 1-2 tuần. Tiêm nhắc lại 1 liều vào 1 năm sau. Từ đó tiêm 3 năm 1 lần đến khi 15 tuổi.
- Đường dùng thuốc: Tiêm
- Giới tính: Nam hoặc nữ
- Lưu ý đặc biệt: Muỗi là trung gian truyền bệnh viêm não Nhật Bản. Nhiễm virus viêm não Nhật Bản trong khi mang thai có thể gây hại cho thai nhi.
Vacxin chủng ngừa thương hàn (Typhoid vaccine)
Người bị Thương hàn có thể do dùng thực phẩm và nước bị ô nhiễm. Mặc dù Vacxin thương hàn rất hữu ích khi đi du lịch để chủng ngừa bệnh, nhưng hiệu quả của nó không phải 100%, vì thế bạn vẫn cần chủ động tránh các nguồn lây khi đến vùng có dịch.
- Nhóm tuổi chính: Trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và người cao tuổi
- Đối tượng khác:Khách du lịch đến các quốc gia thương hàn thường bùng phát dịch (Ví dụ: Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh và Đông Âu).
- Tuổi chủng ngừa đầu tiên: 2 tuổi nếu dùng vacxin tiêm, 6 tuổi cho vacxin uống
- Số liều: Phụ thuộc vào loại vacxin.
- Vacxin tiêm: Tiêm một lần ít nhất 2 tuần trước khi đi nước ngoài. Tiêm 2 năm một lần cho những người vẫn có nguy cơ bị nhiễm thương hàn.
- Vacxin uống: Viên nang uống mỗi ngày trong một tuần. Liều cuối cùng được uống xa nhất một tuần trước khi đi du lịch
- Đường dùng: Tiêm hoặc uống
- Giới tính: Nam hoặc nữ
- Lưu ý đặc biệt: Các triệu chứng của nhiễm trùng thương hàn bao gồm sốt cao, suy nhược, mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, đau bụng và ít phát ban.
Vacxin phòng dại (Anti-rabic vaccine)
Lúc đầu, bệnh dại có thể gây sốt, mệt mỏi, đau, nhức đầu và khó chịu. Những triệu chứng sau đó là ảo giác, co giật, tê liệt và tử vong.
- Nhóm tuổi chính: Phụ thuộc vào tuổi tiếp xúc
- Đối tượng khác: Chỉ dành cho những người tiếp xúc với bệnh dại (thường là do động vật hoang dã cắn) hoặc cho những người có nguy cơ cao bị phơi nhiễm.
- Tuổi chủng ngừa đầu tiên: Phụ thuộc vào tuổi tiếp xúc.
- Số liều: 4 liều cho những người chưa bao giờ bị phơi nhiễm trước đó.
- Thời gian (đối với lần đầu tiếp xúc nguy cơ mắc bệnh): Liều 1 sớm nhất có thể. Liều 2 ngày thứ ba. Liều 3 ngày thứ bảy. Liều 4 ngày thứ mười bốn.
- Đường dùng: Tiêm
- Giới tính: Nam hoặc nữ
- Lưu ý đặc biệt: Có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để các triệu chứng bệnh dại xuất hiện. Với đối tượng có khả năng phơi nhiễm nên được chủng ngừa ngay lập tức.
Trên đây là tổng hợp 14 loại vacxin phổ biến mà trẻ nhỏ nên tiêm đầy đủ trước khi trưởng thành. Mẹ cần đặc biệt lưu ý lịch tiêm chủng cho trẻ, để tránh bỏ lỡ bất kỳ mũi tiêm nào. Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí mẹ có thể tham khảo bảng chi phí tiêm chủng vacxin cho trẻ từ 0-24 tháng tuổi TẠI ĐÂY.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline: 028.7101.1115. Phòng khám Bệnh viện Quốc tế Dr.Khoa – Bác sĩ của mọi nhà
Fanpage: Dr.Khoa International Community Hospital
Nguồn: VOH