ổng quan về bệnh lý tuyến giáp | Dr.Khoa

Tổng quan về bệnh lý tuyến giáp

Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể, là bộ phận giữ chức năng bài tiết, dự trữ và giải phóng hai hormon T3 và T4, điều hành quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể.

Ở bài viết hôm nay, mời các bạn cùng tìm hiểu tổng quan về bệnh lý tuyến giáp: Nguyên nhân, biểu hiện, biện pháp chẩn đoán và điều trị như thế nào.

Tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một bộ phận rất nhỏ nằm phía trước cổ, có hình dạng giống con bướm; phía trước là da và cơ thịt, phía sau là khí quản.

Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể, là bộ phận giữ chức năng bài tiết, dự trữ và giải phóng hai hormon T3 và T4, điều hành quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể.

Khi bộ phận này hoạt động bình thường việc trao đổi chất trong cơ thể luôn duy trì ổn định, nhưng nếu có một tác động bất thường của tuyến giáp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người.

Cấu tạo tuyến giáp - ảnh 1

Tuyến giáp phát triển trong sàn hầu họng ở đáy lưỡi khi thai 3-4 tuần tuổi. Sau đó, nó đi xuống trước ruột hầu, và cuối cùng di chuyển tới gốc cổ trong vòng một vài tuần. Trong quá trình di chuyển, tuyến giáp vẫn được kết nối với lưỡi bằng một ống hẹp (ống tuyến giáp). Vào cuối tuần thứ năm của thai kỳ, ống tuyến giáp bị thoái hoá. Và hai tuần sau đó, tuyến giáp tách ra sẽ di chuyển đến vị trí cuối cùng.

Vị trí tuyến giáp ở đâu?

Nhìn mô phỏng học tuyến giáp chúng ta có thể nhận thấy vị trí tuyến giáp nằm ở:

  • Tuyến giáp nằm phía trước cổ có hình dạng như con bướm, phía trước bao gồm da và thịt, phía sau là khí quản.
  • Tuyến giáp gồm có 2 thùy là thùy trái và thùy phải, chúng được nối với nhau bởi eo tuyến giáp.
  • Vị trí tuyến giáp tương đương với đốt sống cổ 5 đến đốt sống ngực 1.
  • Khối lượng: Tuyến giáp nặng khoảng 10 – 20 gram

Chức năng của tuyến giáp

Hormon tuyến giáp với các chức năng quan trọng:

  • Làm tăng hoạt động tế bào, tăng cường chuyển hóa glucid làm tăng đường huyết và tăng cường chuyển hóa lipid tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động, gây giảm cân.
  • Ảnh hưởng đến hầu hết mọi hệ thống cơ quan trong cơ thể, bao gồm tim, hệ thống thần kinh trung ương, xương, chỉ số đường huyết và sự trao đổi chất cơ bản…
  • Làm tăng hoặc chậm nhịp tim của bạn.
  • Làm tăng hoặc giảm nhiệt độ cơ thể.
  • Quyết định tốc độ di chuyển của thức ăn qua đường tiêu hóa.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ.
  • Kiểm soát cách cơ bắp co lại.
  • Kiểm soát tốc độ tái tạo tế bào mới để thay thế cho tế bào chết, vì vậy ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe của da và xương.

Các bệnh lý tuyến giáp thường gặp

Iod là thành phần giúp tuyến giáp tổng hợp hormon tuyến giáp nên thừa hay thiếu iot có thể là nguyên nhân dẫn tới 1 số bệnh lý tuyến giáp.

Suy giáp

Suy giáp là một bệnh lý tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả, gây giảm sản xuất hormon giáp dưới mức bình thường, hậu quả là tổn thương các mô và rối loạn chuyển hóa.

Nguyên nhân: Do khẩu phần ăn chứa ít iot và có thể do cắt tuyến giáp, bẩm sinh hoặc sử dụng các thuốc kháng giáp trạng,…

Triệu chứng lâm sàng: Nhịp tim chậm; móng tay chân khô dễ gãy; da mặt, lòng bàn tay chân trở nên dày, mất nếp nhăn; tăng cân không rõ nguyên nhân; mệt mỏi, giảm trí nhớ kéo dài; giảm nhu cầu ham muốn tình dục; yếu cơ, dễ bị chuột rút.

Bệnh suy giáp - ảnh 2

Cường giáp

Là tình trạng xảy ra do sự tăng tiết hormon tuyến giáp gây ra những tổn hại về mô và chuyển hóa. Basedow là bệnh tự nhiễm, 90% thường gặp khi bệnh nhân cường giáp.

Nguyên nhân: Nguyên nhân là do sử dụng quá nhiều iod trong ngày, do bệnh bướu cổ, u tuyến độc hoặc do viêm tuyến giáp, tuyến yên.

Triệu chứng lâm sàng: Giảm cân đột ngột; rối loạn tính cách (dễ cáu, lo lắng, mệt mỏi); dễ phát nhiệt cơ thể; nhịp tim nhanh, hồi hộp; Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn; run tay chân, yếu cơ.

Bướu giáp đơn thuần

Hay còn gọi là bướu cổ là một bệnh thường gặp nhất của tuyến giáp. Bệnh thường phát triển âm thầm và không có biểu hiện rõ ràng, không gây trở ngai đến đời sống tinh thần.

Nguyên nhân: Là do thiếu iod và đặc biệt nữ giới bị nhiều hơn nam giới.

Triệu chứng lâm sàng: sưng to có thể nhìn thấy rõ ở vùng đáy cổ, thường không đau. Khi kích thước bướu cổ quá lớn có thể gây ra các biến chứng như: khó thở và khó nuốt, ho nhiều và khàn tiếng.

Ung thư tuyến giáp

Mặc dù nghe ung thư có vẻ đáng sợ nhưng ung thư tuyến giáp hoàn toàn có thể chữa được nếu như được phát hiện kịp thời. 

Chẩn đoán: Bằng cách siêu âm tuyến giáp qua khám sức khỏe định kỳ và hình ảnh tế bào học.

Triệu chứng:  Tuyến giáp nhanh trong thời gian ngắn và có các hạch nổi lên bất thường vùng xung quanh; Sút cân bất thường dù ăn nhiều; Chịu nóng kém, hay vã mồ hôi; Luôn luôn trong trạng thái tinh thần căng thẳng, mất ngủ; tính khí thất thường; Tay chân run rẩy yếu đuối; hoạt động mau bị mệt; Hồi hộp, khó thở; Phụ nữ thấy kinh ra ít bất thường.

>>> Xem thêm: Ung thư tuyến giáp: Sự phát triển của khối u và khả năng di căn

Ung thư tuyến giáp - ảnh 3

Bệnh lý tuyến giáp được chẩn đoán như thế nào 

Bệnh lý tuyến giáp có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, nữ giới thường sẽ chiếm 60% so với nam giới. Khi bản thân phát hiện những biểu hiện lạ và nghi ngờ bị bệnh lý tuyến giáp. Bạn sẽ được Bác sĩ thực hiện:

Chẩn đoán

  • Chẩn đoán bằng các siêu âm tuyến giáp giúp quan sát rõ vị trí, kích thước và số lượng nhân tuyến giáp. Nhằm mục đích định hướng điều trị chính xác hơn.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp để chẩn đoán suy giáp và cường giáp.
  • Xét nghiệm anti -TPO xác định bệnh tự miễn tuyến giáp như viêm giáp Hashimoto hoặc Grave, 
  • Xét nghiệm TG và TG Ab: Tg được sử dụng như một dấu ấn khối u để đánh giá hiệu quả điều trị ung thư tuyến giáp và theo dõi tái phát của các ung thư tuyến giáp.
  • Kiểm tra độ tập trung Iod để xác định cường giáp hay suy giáp dựa vào nồng độ iot mà bạn sử dụng.
  • Ngoài ra còn có xạ hình tuyến giáp và sinh thiết tuyến giáp cũng có thể xác định được bệnh lý tuyến giáp của bạn.

Điều trị tuyến giáp

Hiện nay có 2 cách phổ biến để điều trị bệnh lý tuyến giáp:

  • Điều trị bằng thuốc: Khi bệnh nhân bị suy giáp, có thể dùng liệu pháp hormon thay thế để bổ sung lượng thiếu hụt. Ngược lại, bệnh nhân cường giáp được điều trị bằng các thuốc đặc hiệu có tác dụng kìm hãm quá trình sản xuất hormone tuyến giáp.
  • Điều trị bằng phẫu thuật: thường áp dụng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp, hạt giáp lớn, bướu ở tuyến giáp.

Tuyến giáp là một tuyến lớn có nhiều chức năng quan trọng, tuyến giáp ở vị trí dễ thăm khám và một số bệnh có thể phát hiện bằng mắt thường. Khám tổng quát bao gồm khám tuyến giáp thường xuyên để phát hiện tình trạng bệnh lý và khắc phục kịp thời.

Gói sàng lọc các bệnh lý tuyến giáp của Phòng khám Bệnh viện Quốc tế Dr.Khoa giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp, sàng lọc và kịp thời phát hiện các bệnh tìm ẩn về tuyến giáp. Từ đó có kế hoạch điều trị phù hợp với từng đối tượng hạn chế sự ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Mọi thắc mắc về sức khỏe hoặc đặt lịch khám, khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp vào số hotline 028 7101 1115 hoặc nhắn tin về fanpage của Phòng khám để được hỗ trợ.

Tải và đặt lịch online trên ứng dụng DROH để có cơ hội nhận được các mã giảm giá phí khám tại các Bệnh viện đầu ngành: Ung Bướu, Nhi đồng 2, Hồng Đức, bệnh viện Bỏ túi DrOH,…Ngoài ra quý khách cũng có thể tận dụng ứng dụng DROH để chat miễn phí cùng Bác sĩ, video call để tư vấn hơn về bệnh lý thường gặp ngay tại nhà, quản lý hồ sơ khám chữa bệnh trực tuyến linh hoạt, và thanh toán viện phí/toa thuốc online dễ dàng.


PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN QUỐC TẾ DR.KHOA

Website: https://drkhoa.com/

Hotline: 028 7101 1115

Thời gian làm việc: 7:00 – 20:30 trong tuần

Địa chỉ: 116 Gò Dầu, phường Tân Quý, quận Tân Phú, TP. HCM

Fanpage: https://www.facebook.com/drkhoahospital

 

ƯU ĐÃI MỚI
BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC
Cơ thể con người đều có hai quả thận, chịu trách nhiệm chính trong việc lọc máu không chứa các chất thải chứa nitơ... Xem thêm >>
Có rất nhiều người thậm chí không quan tâm đến sức khỏe của thận cho đến khi nó gặp sự cố. Chúng ta hoàn toàn có... Xem thêm >>
Do thận tạo ra nước tiểu nên mọi người thường cho rằng đi tiểu nhiều lần là triệu chứng của bệnh thận. Trong... Xem thêm >>

Ngày 16/11/2022

LinkedIn

© 2019 Dr.Khoa | Designed by OneHealth

đã đăng ký