Tình trạng chảy máu mũi ồ ạt sau nhiều ngày sốt cao

Sau 3 ngày sốt cao, nam bệnh nhân xuất hiện tình trạng chảy máu mũi ồ ạt không thể cầm máu bằng phương pháp thông thường mà phải nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ khoa tai mũi họng mới thoát cửa tử.

Đó là trường hợp bệnh nhân H.A.L (40 tuổi, Hà Giang) đang học tập tại Hà Nội, trước khi nhập viện bệnh nhân sốt cao 3 ngày, đã uống thuốc và đỡ sốt. Tuy nhiên, sau đó bệnh nhân đau đầu dữ dội không thể nào chịu được nên vào viện thăm khám.

Tại bệnh viện, kết quả xét nghiệm bệnh nhân dương tính với sốt xuất huyết. Người bệnh khá bất ngờ bởi 3 người cùng phòng không ai bị, không rõ nguồn lây từ đâu.

BS. Nguyễn Thị Thanh – Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện E) cho biết, khi vào viện dù bệnh nhân đã cắt cơn sốt cao nhưng bất ngờ chảy máu ồ ạt ở mũi, không thể cầm máu bằng phương pháp thông thường, phải đến sự hỗ trợ của bác sĩ khoa Tai Mũi Họng tiến hành nhét meche mũi (giống như miếng gạc nhét mũi) mới giúp bệnh nhân thoát khỏi cửa tử.

Bên cạnh đó tình trạng tiểu cầu của bệnh nhân tụt nhanh chóng chỉ còn 13, dù được truyền 01 đơn vị tiểu cầu nhưng số tiểu cầu trong máu không tăng lên mà tiếp tục giảm phải truyền thêm 6 đơn vị tiểu cầu thì bệnh nhân mới ổn định về chỉ số máu.

Hiện bệnh nhân vẫn chảy máu nhưng số lượng giảm hơn, có thể rút meche trong một hai ngày nữa, có thể xuất viện vào đầu tuần tới.

sốt xuất huyết
Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định, có thể xuất viện trong ít ngày tới.

ThS. BS Vũ Mạnh Cường – Phụ trách khoa Bệnh Nhiệt đới (Bệnh viện E) cho biết, đây là trường hợp mắc sốt xuất huyết nặng nhất từ đầu mùa dịch (năm 2022) đến nay tại Bệnh viện E. Rất may khi chảy máu ồ ạt, bệnh nhân đã có mặt ở viện nên việc xử lý được đảm bảo, nếu không nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe là hoàn toàn có thể xảy ra.

Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết thường có tiểu cầu thấp, như trường hợp của bệnh nhân trên tiểu cầu xuống đến 13G/L, kèm chảy máu mũi khó cầm là rất nguy hiểm. Thông thường nếu tiểu cầu xuống đến dưới 50 G/L, kèm theo dấu hiệu xuất huyết niêm mạc thì đã có chỉ định truyền tiểu cầu. Trường hợp bệnh nhân có tiểu cầu giảm xuống đếm dưới 5 G/L, mặc dù chưa có dấu hiệu xuất huyết thì cũng có chỉ định truyền tiểu cầu để dự phòng nguy cơ chảy máu.

Người bệnh sốt xuất huyết thường xuất hiện triệu chứng nặng như xuất huyết tiêu hóa, chảy máu mũi, chảy máu chân răng hoặc ra máu âm đạo ở phụ nữ từ ngày thứ 3 sau bệnh, vì thế rất nhiều trường hợp chủ quan. Do đó, bác sĩ Cường khuyến cáo khi thấy cơ thể mệt mỏi, đau đầu, sốt thì cần đi viện kiểm tra loại trừ sốt xuất huyết, không tự sử dụng thuốc.


Xem bài gốc tại đây

ƯU ĐÃI MỚI
BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC
Ở một số bệnh nhân bị đau do bệnh (đau vừa tới nặng), thường phải sử dụng thuốc giảm đau opioid. Tuy nhiên, khi... Xem thêm >>
Hàng ngày, làn da thường phải tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử, đèn LED . Nếu làn... Xem thêm >>
Tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em tiếp tục có mức sụt giảm cao nhất trong khoảng 30 năm qua, theo dữ liệu được công bố... Xem thêm >>

Ngày 16/11/2022

LinkedIn

© 2019 Dr.Khoa | Designed by OneHealth

đã đăng ký