Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là dưới 12 tháng tuổi thường sẽ có nguy cơ viêm phổi cao nhất. Viêm phổi ở trẻ em là một trong những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.
Cứ 20 giây có 1 trẻ em tử vong vì viêm phổi trên thế giới. Việt Nam mỗi năm có đến 2,9 triệu lượt mắc bệnh ở trẻ dưới 5 tuổi và chúng ta cũng là 1 trong 15 quốc gia chiếm 75% gánh nặng viêm phổi toàn cầu. Đây là những thông tin được BS. Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP. HCM cho biết tại buổi tọa đàm “Phòng chống viêm phổi, bảo vệ trẻ em”, do Hội Y học dự phòng và tạp chí Mẹ & Con phối hợp cùng VPĐD GlaxoSmithKline Pte Ltd (GSK) tổ chức.
Mục Lục
Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em
Chúng ta có thể hiểu viêm phổi ở trẻ em được hình thành do vi khuẩn, virus, nấm và hóa chất trong cuộc sống. Nhưng thực tế, chúng ta khó có thể xác định rõ nguyên nhân là do đâu, nên một số cơ sở chẩn đoán và điều trị đều hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm hiểu biết của Y Bác sĩ.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phổi
Viêm phổi ở trẻ em được biểu hiện qua 2 loại phổ biến và viêm phổi cộng động, và viêm phổi bệnh viện, trong đó:
- Ho: Có thể ho nhiều hay ít, ho khan hay ho đờm.
- Sốt: Sốt nhẹ đến cao, số ít không sốt.
- Thở nhanh.
Một vài dấu hiệu quan trọng thường được các bậc phụ huynh truyền tai nhau nhận biết đó là bé thở nhanh, tiếng thở nặng nề. Ngoài ra các dấu hiệu như khò khè, bú kém và thở rút lõm ngực cũng được xem là dấu hiệu nhận dạng.
Nên khi có biểu hiện lạ ở bé, các bậc phụ huynh nên đưa đi khám, tại đây các bác sĩ sẽ đưa có đánh giá dựa vào các dấu hiệu bất thường khác như: rale ngáy, rale rít, rale nổ,…
Viêm phổi ở trẻ em điều trị được không?
Câu trả lời là được nếu như được phát hiện kịp thời ở giai đoạn sớm. Nhưng nếu phát hiện không kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như tràn dịch, tràn khí khoang màng phổi, viêm hoại tử, áp xe phổi… Khi có biến chứng thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn.
Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành khám và chẩn đoán từ đó đưa ra phác đồ điều trị với chỉ định kháng sinh thích hợp.
Hướng dẫn điều trị và chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà
Thông thường, trường hợp này phải được sự cho phép của bác sĩ thì mới được điều trị tại nhà. Và phải có điều dưỡng hỗ trợ thường xuyên.
Ở trẻ em dưới 5 tuổi nếu bị viêm phổi nhẹ (các triệu chứng ho, thở nhanh) điều trị ngoại trú với kháng sinh cotrimoxazol hoặc amoxicillin.
Nếu triệu chứng của bé đỡ thì dùng tiếp kháng sinh này đủ 5-7 ngày và tái khám. Nếu vẫn không có chuyển biến tốt thì nên đưa bé nhập viện càng sớm càng tốt.
Khi điều trị tại nhà, các bác sĩ sẽ thường tư vấn dinh dưỡng cũng như hướng dẫn cách theo dõi trẻ em. Tại đây, bậc phụ huynh sẽ được hướng dẫn cách:
- Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý, dạng xịt hoặc dụng cụ lấy chất nhầy ở mũi ra cho trẻ dễ trao đổi khí.
- Hạ sốt: Nếu bé sốt trên 38 độ có biểu hiện quấy khóc, khó chịu, phụ huynh có thể dùng hạ sốt như paracetamol theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Giảm ho an toàn: Các loại siro ho thảo dược không có chống chỉ định, có thể giúp bé dễ chịu hơn.
- Làm ẩm không khí trong phòng hỗ trợ niêm mạc hô hấp, tránh nằm máy lạnh ở nhiệt độ quá thấp.
- Tái khám mỗi ngày hoặc mỗi 2 ngày theo chỉ định của bác sĩ.
| Xem thêm: Mẹ hỏi bác sĩ trả lời: Trẻ em nên tiêm những loại vacxin nào?
Điều trị tại bệnh viện
Khi trẻ nhập viện tức là biểu hiện của giai đoạn nặng, tại đây bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chẩn đoán. Tức tùy vào tình trạng, độ tuổi của bé mà sẽ có phác đồ điều trị khác nhau.
Thông thường sẽ điều trị bằng việc thở oxy, thở máu, kháng sinh đường tiêm,…Trường hợp bé vẫn không tiến triển tốt bác sĩ sẽ chuyển sang điều trị viêm phổi rất nặng.
* Khi nào trẻ cần nhập viện điều trị?
- Tất cả trẻ dưới 3 tháng có biểu hiện viêm phổi
- Trẻ trên 3 tháng viêm phổi và sốt cao trên 38.5 độ C; nguy kịch hô hấp mức độ trung bình đến nặng (nhịp thở trung bình trên 70 lần ở trẻ dưới 1 tuổi, trên 50 lần với trẻ lớn, co lõm lồng ngực, khó thở nặng, thở rên, cánh mũi phập phồng, ngưng thở); tím tái, li bì; bỏ bú, mất nước (mắt trũng, tiểu ít)…
Gợi ý cách phòng ngừa viêm phổi ở trẻ
Điều quan trọng đầu tiên khi phòng ngừa bệnh tật ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh chính là tiêm chủng đầy đủ từ 0-24 tháng tuổi. Ngoài ra bạn có thể phòng ngừa bằng cách:
- Phòng ngừa chung: Nâng cao sức đề kháng của trẻ bằng cách cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Thường xuyên theo dõi và khám sức khỏe định kỳ cho trẻ (nếu bạn có điều kiện). Đồng thời cải thiện môi trường sống lành mạnh như giấc ngủ, ăn uống, khu vực vui chơi, tránh tiếp xúc với những đồ vật bẩn, người hút thuốc, người có bệnh, và vệ sinh tai mũi họng đầy đủ,…
- Phòng ngừa đặc biệt bằng cách điều trị bệnh nền nếu có như suy dinh dưỡng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản,…
Nuôi dạy trẻ nhỏ rất khó khăn, bởi từ lúc cai sữa mẹ thì hệ miễn dịch đã yếu đi rất nhiều nên việc tiêm chủng đủ mũi tiêm là giải pháp tốt nhất bạn có thể làm để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ sau này.
Mọi thắc mắc về tư vấn sức khỏe vui lòng liên hệ Hotline: 028.7101.1115. Phòng khám Bệnh viện Quốc tế Dr.Khoa – Bác sĩ của mọi nhà
Fanpage: Dr.Khoa International Community Hospital