Tìm hiểu về ký sinh trùng: Biểu hiện bệnh lý, điều trị ra sao?

Ngày 14/10/2022

Nhiễm ký sinh trùng ở người là khi các sinh vật mang mầm bệnh ký sinh trên cơ thể người gây ra các biểu hiện bệnh lý bất thường về da.

Các loại ký sinh trùng ở người rất đa dạng, có thể ký sinh hoàn toàn hoặc ký sinh không hoàn toàn, ký sinh nội sinh hoặc ngoại sinh, ký sinh trùng trên da người hoặc ký sinh trùng dưới da,..

Tìm hiểu về ký sinh trùng

Ký sinh trùng là vật sống ký sinh trên cơ thể vật sống, vật bị ký sinh gọi là vật chủ. Thông qua nguồn tài nguyên của vật chủ sẽ giúp ký sinh trùng duy trì sự sống và phát triển. Thông thường hơn 70% các loại ký sinh trùng không thể nhận biết bằng mắt thường.

Ví dụ:

Giun đũa ký sinh trong cơ thể người, chúng tranh giành dinh dưỡng trong ruột non. 

Ký sinh trùng sốt rét sống trong hồng cầu người, chúng thu thập dinh dưỡng và sinh sản vô tính ở đây. 

Ve ký sinh trên chó, hút máu chó để sống. 

Phân loại ký sinh trùng ở người

Các loại ký sinh trùng thường gặp chia làm 3 nhóm chính, gây tác hại lên cơ thể vật chủ bao gồm:

  • Các động vật nguyên sinh: là loại động vật đơn bào, lớn lên và sinh sản bằng việc phân chia, nhân đôi, sống ký sinh trên cơ thể vật chủ.
  • Giun sán: Đây là loại ký sinh trùng phổ biến và có nguy cơ gây bệnh cao. Một số loại giun sán mà con người dễ mắc phải như giun đũa, giun kim, sán dây… Có một số loại ký sinh trùng giun có chiều dài lên đến 30m.
  • Vật ký sinh ngoài: Môi trường sống của chúng bên trong cơ thể vật chủ. Nhưng phải dựa vào vật trung gian gọi là chất mang hay vector truyền endoparasite đến cơ thể vật chủ. Một ví dụ điển hình như muỗi chính là loại vật chứa nhiều ký sinh trùng, thông qua việc hút máu các ký sinh trùng từ muỗi sẽ xâm nhập vào cơ thể người bệnh.

Ký sinh trùng  - ảnh 1

Ký sinh trùng ở người sinh sản như thế nào?

Ký sinh trùng sinh sản trong cơ thể người bằng nhiều hình thức khác nhau:

  • Sinh sản vô tính bằng cách tự nhân đôi, tức một cá thể có thể nhân đôi thành cá thể mới mà không cần giao phối.
  • Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản bằng cách giao phối giữa con đực và con cái.
  • Sinh sản đa phối từ kết quả của sinh sản hữu tính, trứng nở ra ấu trùng, ấu trùng phát triển thành nang ấu trùng. Sau đó, trong nang ấu trùng có rất nhiều mầm sinh ra ấu trùng thế hệ thứ hai, ấu trùng thế hệ hai lại sinh ra các ấu trùng thế hệ thứ ba. 

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị nhiễm ký sinh trùng

Khi nhiễm ký sinh trùng, đây là các biểu hiện rõ rệt nhất mà bạn có thể nhận thấy ở cơ thể:

  • Các bệnh về da:  phát ban đỏ, chàm và một vài dị ứng da khác; lở loét, sưng tấy và tổn thương cho da.
  • Tiêu hóa kém: Bị nhiễm ký sinh trùng có thể gây ra tình trạng tiêu chảy mạn tính, táo bón mãn tính, đầy hơi, buồn nôn, dạ dày cảm giác nóng rát.
  • Ngứa hậu môn: Giun kim chính là thủ phạm gây ra tình trạng ngứa hậu môn, thường là vùng quanh hậu môn khiến chúng ta bị ngứa ngáy, khó chịu.
  • Thể trạng luôn trong trạng thái mệt mỏi, người uể oải kéo dài ngay cả khi chúng ta ăn ngủ đầy đủ. 
  • Luôn có cảm giác thèm ăn là dấu hiệu cơ thể đã nhiễm sán dây hay giun tròn. 
  • Nghiến răng một cách bất thường cũng là biểu hiện cơ thể mắc bệnh. Một nghiên cứu được thực hiện tại Mỹ đã chỉ ra mối liên hệ giữa ký sinh đường ruột và thói quen nghiến răng khi ngủ của trẻ nhỏ.
  • Ngoài ra, cơ thể bạn sẽ có biểu hiện thiếu máu, thay đổi tính cách, mất tập trung, giảm trí nhớ, lo âu, chướng bụng,…

Ký sinh trùng - ảnh 2

Nguyên nhân nào dẫn đến cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng?

Thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh chính là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm ký sinh trùng. Có nhiều trường hợp người dân có thói quen ăn thực phẩm chế biến chưa chín kỹ, hoặc ăn thực phẩm sống (sashimi) mà không được vệ sinh làm sạch tốt, hoặc có thể là ăn sống bất chấp.

Mặc dù có nhiều thực phẩm cho phép chúng ta ăn sống mà không ảnh hưởng sức khỏe nhưng không vì thế mà chúng ta lạm dụng và ăn uống bất chấp các loại khác: Cá sống, thịt sống, hải sản sống,…Điều này vô tình làm môi trường thuận lợi cho vi khuẩn ký sinh gây bệnh ở cơ thể như sán lá gan, sán lá phổi, sán dây, ấu trùng sán lợn,..

Ký sinh trùng do chế độ ăn uống

Phương pháp chẩn đoán và điều trị ký sinh trùng ra sao?

Chẩn đoán lâm sàng

Bằng cách thông qua các biểu hiện của người bệnh, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh cho bạn. Nhưng biện pháp này thường không phổ biến và không đem đến kết quả chính xác vì thiếu một số cơ sở dữ liệu. Chẩn đoán lâm sàng sẽ thường gặp tại các cơ sở y tế nhỏ địa phương.

Chẩn đoán xét nghiệm

Đây là biện pháp phổ biến và cho kết quả khá chính xác. Để chẩn đoán mang kết quả cao, thông thường Bác sĩ sẽ trải qua giai đoạn chẩn đoán sau đó tư vấn và tiến hành thực hiện một số xét nghiệm.

  • Soi trên lam máu tế bào ngoại vi
  • Soi phân của người bệnh để tìm ra sinh vật đơn bào, ấu trùng giun.
  • Xét nghiệm mô bệnh học
  • Xét nghiệm soi tươi hoặc PCR
  • Xét nghiệm soi tươi từ tế bào sừng 
  • Xét nghiệm vật chủ trung gian gây bệnh

Ngoài ra tùy vào cơ sở y tế, cũng như biểu hiện tình trạng bệnh mà bạn sẽ được thực hiện thêm các xét nghiệm khác: Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi để kiểm tra bạch cầu ái toan tăng cao hay không, men gan, tổng phân tích nước tiểu…

>>> Xem thêm: Bảng giá dịch vụ xét nghiệm ký sinh trùng nam nữ tại Dr.Khoa năm 2022

Biện pháp phòng tránh ký sinh trùng hiệu quả

  • Để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm, con người cần thực hiện các biện pháp sau đây:
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, cắt móng tay gọn gàng, sạch sẽ, không được ngậm hay mút tay, luôn rửa tay trước khi ăn uống cũng như sau khi đi vệ sinh.
  • Thực hiện ăn chín uống sôi, không nên ăn thực phẩm tươi sống chẳng hạn như rau, cá, thịt tái,…
  • Đi vệ sinh đúng nơi đúng chỗ, không nên sử dụng phân tươi để bón cho cây, tốt nhất hãy ủ phân cho phân hoai mục rồi mới đem đi bón cây.
  • Sổ giun, sán đúng định kỳ, đầy đủ.
  • Hạn chế ăn uống hàng rong, vỉa hè, sử dụng thức ăn ôi thiu do chứa khá nhiều loại ký sinh trùng.

Mọi thắc mắc về sức khỏe hoặc đặt lịch khám, khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp vào số hotline 028 7101 1115 hoặc nhắn tin về fanpage của Phòng khám để được hỗ trợ.

Tải và đặt lịch online trên ứng dụng DROH để có cơ hội nhận được các mã giảm giá phí khám tại các Bệnh viện đầu ngành: Ung Bướu, Nhi đồng 2, Hồng Đức, bệnh viện Bỏ túi DrOH,…Ngoài ra quý khách cũng có thể tận dụng ứng dụng DROH để chat miễn phí cùng Bác sĩ, video call để tư vấn hơn về bệnh lý thường gặp ngay tại nhà, quản lý hồ sơ khám chữa bệnh trực tuyến linh hoạt, và thanh toán viện phí/toa thuốc online dễ dàng.


PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN QUỐC TẾ DR.KHOA

Website: https://drkhoa.com/

Hotline: 028 7101 1115

Thời gian làm việc: 7:00 – 20:30 trong tuần

Địa chỉ: 116 Gò Dầu, phường Tân Quý, quận Tân Phú, TP. HCM

Fanpage: Dr.Khoa International Community Hospital

    Chưa có thẻ tag cho bài viết này
ƯU ĐÃI MỚI
BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC
Cơ thể con người đều có hai quả thận, chịu trách nhiệm chính trong việc lọc máu không chứa các chất thải chứa nitơ... Xem thêm >>
Có rất nhiều người thậm chí không quan tâm đến sức khỏe của thận cho đến khi nó gặp sự cố. Chúng ta hoàn toàn có... Xem thêm >>
Do thận tạo ra nước tiểu nên mọi người thường cho rằng đi tiểu nhiều lần là triệu chứng của bệnh thận. Trong... Xem thêm >>

Ngày 16/11/2022

LinkedIn

© 2019 Dr.Khoa | Designed by OneHealth

đã đăng ký