Ngày 23/06/2022
Nhiễm khuẩn huyết là một bệnh nhiễm khuẩn toàn thân nặng do sự xâm nhập liên tiếp vào máu của vi khuẩn gây bệnh và độc tố của nó. Bệnh cận lâm sàng đa dạng vì quá trình phát triển bệnh phụ thuộc không những vào mầm bệnh mà còn phụ thuộc vào đáp ứng của từng cơ thể người bệnh.
Bệnh tiến triển nặng, không có chiều hướng tự khỏi nếu như không được điều trị, cụ thể ra sao hãy cùng Bác sĩ Dr.Khoa tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Mục Lục
Nhiễm khuẩn huyết là gì?
Nhiễm khuẩn huyết hay còn gọi là nhiễm trùng máu là tình trạng nhiễm trùng vô cùng nghiêm trọng, vi sinh vật gây bệnh không nơi cư trú sẽ từ đó mà đi theo các bộ phận khác trong cơ thể theo đường máu. Bệnh xảy ra do vi khuẩn hay một loại virus, nấm gây nên, chúng sẽ giải phóng những hóa chất vào máu để chống lại các phản ứng viêm của cơ thể. Sau đó phản ứng này sẽ tạo ra những hàng loạt thay đổi bên trong dẫn đến tổn thương các cơ quan nội tạng như gan, thận,… làm cơ thể suy yếu dần.
Rất may là căn bệnh này không lây lan ở điều kiện tiếp xúc bình thường, người nhà vẫn có thể chăm sóc người bệnh được.
Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn huyết
Có nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Do vi khuẩn:
-Vi khuẩn Gram (-):
* Escherichia coli:
*Enterobacter:
* Klebsiella:
*Proteus:
*Pseudomonas aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh)
*Neisseria meningitidis:
-Vi khuẩn Gram dương:
*Staphylococcus: ( gồm 3 loại ) S. aureus, S. Epidermidis, S. Saprophyticus
* Streptococcus:
* Diplococcus pneumoniae
– Vi khuẩn kỵ khí
- Do nấm
- Do mycobacterium
Những đối tượng có khả năng nhiễm khuẩn huyết nhất
Một số đối tượng dưới đây có nguy cơ nhiễm khuẩn huyết cao, bạn nên đề phòng:
- Người già, trẻ sơ sinh, hoặc trẻ được sinh non.
- Người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, sử dụng sản phẩm có chứa corticoid kéo dài.
- Tiểu đường, HIV/AIDS, xơ gan, tim bẩm sinh, phổi mạn tính, suy thận mạn.
- Người phẫu thuật cắt lách, người có bệnh máu ác tính, giảm bạch cầu hạt.
- Người nghiện rượu.
Các triệu chứng nhiễm khuẩn huyết
Triệu chứng
Khi người bệnh nhiễm khuẩn huyết sẽ có các triệu chứng như thân nhiệt trên 38 độ C, hoặc dưới 36 độ C, tuy nhiên đây chưa phải là triệu chứng phổ biến, đi theo cơn thân nhiệt thất thường là nhịp tim nhanh trên 90 nhịp/phút hoặc thở nhanh trên 20 nhịp/phút.
Một vài người nhiễm trùng máu nặng có triệu chứng như:
- Lượng nước tiểu trung bình giảm mạnh
- Tình trạng tâm thần không ổn định
- Giảm số lượng tiểu cầu
- Khó thở
- Loạn nhịp tim
- Đau vùng bụng
- Sốc nhiễm trùng.
Biến chứng:
- Suy hô hấp: NKH gây nên hội chứng suy hô hấp cấp- ARDS (Adult Respiratory Distress Syndrome).
- Suy giảm các yếu tố đông máu.
- Suy thận:
- Sốc nhiễm khuẩn (Septic shock)
Là biến chứng hay gặp trong nhiễm khuẩn huyết.
Các cơ quan khác: Hoại tử cơ tim, gan, thận, lách, hoại tử xuất huyết ruột…vv
Điều trị nhiễm khuẩn huyết như thế nào?
Ngày nay với sự phát triển của Y học, việc điều trị nhiễm khuẩn huyết tương đối không còn khó khăn gì. Nguyên tắc của việc điều trị là diệt mầm bệnh từ giai đoạn ban đầu, sau đó điều chỉnh các rối loạn do nhiễm khuẩn huyết gây ra, cuối cùng là phục hồi bằng việc tăng cường sức đề kháng cho người bệnh.
Nếu như ở giai đoạn nhẹ, các Bác sĩ sẽ kê kháng sinh để điều trị theo mầm bệnh, với liều lượng cao bằng đường tiêm, tốt nhất là đường tĩnh mạch trong những ngày đầu.
* Kết hợp kháng sinh khi:
- Để điều trị bao vây khi chưa phân lập được mầm bệnh
- Mầm bệnh kháng kháng sinh hoặc nhiễm trùng do nhiều mầm bệnh gây nên
- Dự phòng và làm chậm lại sự xuất hiện chủng kháng
- Tăng khả năng ức chế và diệt khuẩn của kháng sinh
* Cần chú ý: phải giải quyết triệt để các ổ nhiễm khuẩn nguyên phát, thứ phát bằng ngoại khoa như rạch dẫn lưu ổ áp xe, lấy bỏ các nguyên nhân gây nhiễm trùng như các catheter, các sonde dẫn lưu,…
* Một số phác đồ điều trị nhiễm khuẩn huyết có hiệu quả hiện nay:
- Nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn gram (+) thường kết hợp kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ I với nhóm Quinolon hoặc nhóm aminoglycosid.
- Nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn gram (-) thường kết hợp kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ III với nhóm Quinolon hoặc nhóm aminoglycosid.
Mọi thắc mắc về tư vấn sức khỏe vui lòng liên hệ Hotline: 028.7101.1115. Phòng khám Bệnh viện Quốc tế Dr.Khoa – Bác sĩ của mọi nhà