Tại Việt Nam, cứ 13 phút trôi đi lại có 1 trường hợp trẻ em chào đời bị hội chứng dị tật bẩm sinh. Như vậy, nguyên nhân là gì và liệu chúng ta có thể ngăn chặn phòng ngừa được không?
Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm tại Việt Nam có hơn 41.000 trẻ bị dị tật bẩm sinh, tương đương cứ 33 trẻ em lại có một bé mắc bệnh. Trong đó, khoảng 1.800 trẻ mắc hội chứng Down, 250 trẻ mắc hội chứng Edwards, 1.500 trẻ dị tật ống thần kinh, 8.000 trẻ mắc Thalassemia và hàng loạt bệnh lý khác. Dị tật bẩm sinh còn gây ra hơn 1.700 số ca tử vong cho trẻ sơ sinh.
Trong đó, tỷ lệ trẻ em dị tật bẩm sinh ở vùng nông thôn lại cao ở thành thị. Nguyên nhân là do thành thị họ tiếp xúc nhiều hơn với cơ sở vật chất hiện đại, nguồn thức ăn và cả nước uống xử lý. Bên cạnh đó, đa số thành thị họ có điều kiện kinh tế ổn định nên thường xuyên tham gia gói khám sức khỏe tránh việc di tật thai nhi.
Đây là những con số đáng báo động và vẫn đang là nỗi lo sợ của rất nhiều bậc làm cha mẹ. Một câu hỏi đặt ra lúc bấy giờ “liệu Y học có thể có biện pháp nào ngăn chặn được hay không?”.
Mục Lục
Các nguyên nhân dẫn đến dị tật bẩm sinh trẻ nhỏ
Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, dị tật bẩm sinh trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến các nguyên nhân sau:
Yếu tố di truyền
Cha hoặc mẹ là người mang bệnh, có thể biểu hiện hoặc không biểu hiện ra bên ngoài. Người trong gia đình có tiền sử mắc bệnh thì khả năng truyền cho con/cháu rất cao.
Quan hệ huyết thống/cận huyết thống làm tăng nguy cơ mắc bệnh dị tật bẩm sinh di truyền hiếm gặp. Những bất thường di truyền về gen thường gây ra tình trạng thai lưu, sảy thai, sinh non, trẻ ra đời mắc dị tật, thiểu năng trí tuệ, thậm chí tử vong.
Tuy nhiên, cũng tùy vào tình trạng bất thường ở cha mẹ mà có thể xác định được thai nhi có bị ảnh hưởng hay không. Để biết chính xác, Dr.Khoa khuyên bạn trẻ đang có ý định kết hôn hoặc chuẩn bị làm cha mẹ thì nên khám định kỳ tiền hôn nhân để có kết quả chính xác.
Dị tật bẩm sinh trẻ nhỏ do mẹ mang thai khi đã cao tuổi
Theo nghiên cứu và thống kế thì những phụ nữ mang thai từ 35 tuổi trở lên và những người cha từ 50 tuổi trở lên có nguy cơ sinh con mắc những hội chứng dị tật bẩm sinh cao hơn những người ít tuổi hơn.
Đối với một số người trên 50 tuổi, dù vẫn còn khả năng sinh sản nhưng tinh trùng ở người bố vẫn có thể bị lỗi dẫn đến các trường hợp dị tật xấu không mong muốn ở trẻ. Ngoài ra, một nghiên cứu cho thấy, việc sinh con ở độ tuổi quá lớn có thể làm trẻ mắc chứng tự kỷ, suy yếu não và chỉ số IQ thấp,…
Do ở độ tuổi cao, trứng và tinh trùng thường không còn được đảm bảo, trong quá trình phân chia nhiễm sắc thể dễ xảy ra lỗi dẫn đến những bất thường về di truyền – nguyên nhân gây ra dị tật bẩm sinh ở thai nhi với những hội chứng dị tật bẩm sinh thường gặp như: Down (Trisomy 21), Edwards (Trisomy 18), Patau (Trisomy 13), các bất thường nhiễm sắc thể giới tính: Turner, Klinefelter, Jacobs… được phát hiện trong quá trình thăm khám và siêu âm dị tật thai nhi.
Dị tật bẩm sinh trẻ nhỏ do tình trạng dinh dưỡng người mẹ
Trong giai đoạn thai kỳ, người mẹ cần được bồi bổ đủ chất, nhưng với nhu cầu thiết yếu mà người mẹ vẫn không cung cấp đủ cho cơ thể có thể dẫn đến sự thiếu hụt dưỡng chất cho thai nhi, từ đó làm phôi thai phát triển không bình thường.
Với mẹ bầu thiếu các chất thiết yếu như folate, canxi, axit folic,… thai nhi sẽ khó có thể hoàn thiện được như thai nhi khác.
Dị tật bẩm sinh do mẹ bầu tự ý dùng thuốc uống
Bất kể sản phẩm nào, nhà sản xuất cũng thêm dòng chữ cảnh báo “sản phẩm này không dành cho mẹ bầu và trẻ sơ sinh”. Do đó, cho dù bạn đang rất cần sự hỗ trợ của mỹ phẩm, thuốc kháng sinh, thuốc bổ, thuốc uống điều trị cảm cúm chẳng hạn thì vẫn nên hỏi qua ý kiến bác sĩ. Tuyệt đối không nên dùng tùy ý để tránh việc ảnh hưởng đến thai nhi.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác dẫn đến dị tật bẩm sinh trẻ nhỏ như yếu tố môi trường (hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu, chất phóng xạ,…); mẹ bầu dùng chất kích thích, thuốc lá, rượu bia, đồ ăn cay nóng; mẹ bầu tự ý sử dụng thuốc bổ khi không có sự cho phép của bác sĩ.
Như vậy, liệu chúng ta có thể phòng ngừa được dị tật bẩm sinh trẻ nhỏ?
Chỉ cần biết được nguyên nhân của dị tật bẩm sinh, chúng ta sẽ rất dễ có biện pháp để phòng tránh, bằng cách thực hiện các biện pháp để chống lại các tác nhân như trên sẽ có thể bảo vệ thai nhi an toàn, khỏe mạnh.
Điều đầu tiên, các bác sĩ khuyên các gia đình có kế hoạch thăm khám sức khỏe tiền hôn nhân và tiền mang thai kể từ khi chuẩn bị kế thôn để kịp thời phát hiện được các bệnh di truyền, truyền nhiễm,, từ đó có biện pháp chăm sóc tốt hơn.
Đối với người đang mang thai cần thực hiện khám sàng lọc trước sinh. Đồng thời thực hiện tiêm vắc xin theo đúng lịch của Bộ Y tế đưa ra.
Trong đó, giải pháp khám tiền hôn nhân là cách tốt nhất để đôi bạn có kế hoạch trong tương lai.
Tiền hôn nhân còn hỗ trợ rất nhiều trong vấn đề hạnh phúc gia đình, giúp hạn chế và tránh được các bệnh truyền nhiễm từ đối phương từ đó giúp kế hoach mang thai hiệu quả hơn.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline: 028.7101.1115. Phòng khám Bệnh viện Quốc tế Dr.Khoa – Bác sĩ của mọi nhà
Fanpage: Dr.Khoa International Community Hospital