Tiểu đường: Triệu chứng, biểu hiện và biện pháp cải thiện sức khỏe

Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là căn bệnh hầu hết ở mọi độ tuổi và ngày càng trẻ hóa. Khi có biểu hiện thường xuyên khát nước, tiểu liên tục, kiến bu nước tiểu bạn nên nhanh chóng đi xét nghiệm kiểm tra sức khỏe.

Khi nào chúng ta biết cơ thể bị tiểu đường?

Tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa không đồng nhất làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Tuy nhiên nếu bạn kiểm soát được lượng đường từ việc ăn uống có thể ổn định mức đường và nằm ở vùng an toàn như người bình thường.

Bệnh diễn biến rất nhanh các triệu chứng thường xảy ra nhanh chóng trong vài ngày hoặc vài tuần. Thường tiểu đường type 1 hay có hội chứng 4 nhiều điển hình.

Đi tiểu nhiều cảnh báo tiểu đường

Đói và mệt

Sau khi thức ăn được thu nạp, cơ thể chuyển đổi thức ăn thành glucose – nguyên liệu để các tế bào sử dụng để tạo năng lượng. Tuy nhiên, tế bào còn cần insulin để hấp thụ glucose. Nếu cơ thể không sản xuất đủ hoặc nếu các tế bào kháng lại insulin do cơ thể tạo ra, glucose sẽ không thể đi vào và tạo năng lượng. Hệ quả, cơ thể rơi vào trạng thái đói và mệt mỏi hơn bình thường.

Đi tiểu thường xuyên hơn và liên tục khát nước

Khi bạn cảm thấy cơ thể đi tiểu bất thường ở chỗ bạn đi nhiều hơn bình thường ngay cả khi bạn uống nước ít. Đó là lúc cơ thể đang cảnh báo dấu hiệu tiểu đường. Thông thường trong vòng 24h người bình thường sẽ chỉ đi tiểu từ 4-7 lần, nếu bạn uống nhiều nước hơn bạn có thể đi tiểu từ 5-9 lần.

Chính bởi vì lượng đường trong máu tăng cao, nên thận có thể không thể chuyển hóa hết glucose mà diễn ra tình trạng tiết nước tiểu nhiều hơn. Kết quả người tiểu đường sẽ cảm thấy buồn tiểu nhiều hơn.

Cảm giác khô miệng, khát nước và ngứa da

Khi đi tiểu nhiều lần, cơ thể sẽ bị mất nước trầm trọng dẫn đến độ ẩm trong cơ thể bị mất đi. Dẫn đến việc bạn sẽ luôn cảm giác khô miệng và khát nước.

Khô miệng cảnh báo bệnh tiểu đường

Ngoài ra các biểu hiện quan trọng bạn cần chú ý nếu như không muốn cơ thể tiểu đường. Đó là khi cơ thể đột ngột sút cân không rõ nguyên nhân và kèm theo mắt sưng và thị lực giảm.

Nhưng nếu bạn đang bị tiểu đường type 2,  bạn sẽ có các triệu chứng:

  • Da dễ bị nhiễm trùng và nhiễm nấm
  • Vết loét hoặc vết cắt lâu lành
  • Tê bì, mất cảm giác ở chân

Nếu là phụ nữ mang thai bạn sẽ rất khó để biết cơ thể có bị tiểu đường hay không vì lượng đường trong máu trong thời kỳ mang thai không có triệu chứng. Bạn có thể cảm thấy hơi khát hơn bình thường hoặc phải đi tiểu thường xuyên hơn. Thường phát hiện chủ yếu khi làm nghiệm pháp 3 mẫu glucose lúc thai 28 tuần.

>>> Xem thêm: Hỗ trợ thanh nhiệt cho người tiểu đường

Các phương pháp đánh giá tiểu đường

Bệnh đái tháo đường có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào dù già trẻ nam hay nữ. Bạn có thể gặp một hoặc nhiều dấu hiệu báo hiệu liên quan đến bệnh tiểu đường. Nếu bạn nghi ngờ, hãy đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

Một số xét nghiệm hiện nay có thể đưa chẩn đoán chính xác về tình trạng tiểu đường ở bệnh nhân. Cụ thể,

  • Xét nghiệm HbA1C: Xét nghiệm này cho thấy mức đường huyết liên tục của bạn trung bình trong 2 hoặc 3 tháng qua. Xét nghiệm này không yêu cầu bạn phải nhịn ăn hay uống bất cứ thứ gì.
  • Đường huyết lúc đói (FPG): Bạn sẽ cần nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi thử nghiệm này.
  • Dung nạp glucose đường uống (OGTT): Thử nghiệm này mất từ ​​2 đến 3 giờ. Mức đường huyết của bạn được kiểm tra ban đầu và sau đó lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian 2 giờ sau khi uống một loại đồ uống ngọt cụ thể.
  • Xét nghiệm glucose huyết tương ngẫu nhiên: Bạn có thể làm xét nghiệm này bất cứ lúc nào và không cần phải nhịn ăn.

Biện pháp chăm sóc bệnh nhân tiểu đường

Tiểu đường sớm có thể nhanh chóng chuyển sang tiểu đường type 2 và type 2 ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng. 

Nếu bạn bị tiểu đường type 1 bạn sẽ điều trị bằng cách dùng insulin trong suốt quãng đời còn lại. Còn nếu bạn bị tiểu đường type 2 bạn cần dùng thuốc tiêm bao gồm insulin, metformin để kiểm soát lượng đường trong máu.

Khi bệnh nhân bệnh tiểu đường, các bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể về chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường như cần ăn gì, kiêng cử gì. Nên bạn cũng không cần quá lo lắng, chỉ cần thực hiện tốt việc ăn kiêng là được.

Thực đơn cho người bị tiểu đường

Để phòng ngừa bệnh tiểu đường, ngoài việc để ý chế độ ăn uống bạn cần thực hiện gói sàng lọc đái tháo đường. Tại đây bác sĩ sẽ có kết luận và đưa ra lời khuyên phòng tránh bệnh cũng như biện pháp điều trị thích hợp.

Mọi thắc mắc về sức khỏe hoặc đặt lịch khám, khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp vào số hotline 028 7101 1115 hoặc nhắn tin về fanpage của Phòng khám để được hỗ trợ.

Tải và đặt lịch online trên ứng dụng DROH để có cơ hội nhận được các mã giảm giá phí khám tại các Bệnh viện đầu ngành: Ung Bướu, Nhi đồng 2, Hồng Đức, bệnh viện Bỏ túi DrOH,…Ngoài ra quý khách cũng có thể tận dụng ứng dụng DROH để chat miễn phí cùng Bác sĩ, video call để tư vấn hơn về bệnh lý thường gặp ngay tại nhà, quản lý hồ sơ khám chữa bệnh trực tuyến linh hoạt, và thanh toán viện phí/toa thuốc online dễ dàng.


PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN QUỐC TẾ DR.KHOA

Website: https://drkhoa.com/

Hotline: 028 7101 1115

Thời gian làm việc: 7:00 – 20:30 trong tuần

Địa chỉ: 116 Gò Dầu, phường Tân Quý, quận Tân Phú, TP. HCM

Fanpage: Dr.Khoa International Community Hospital

ƯU ĐÃI MỚI
BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC
Cơ thể con người đều có hai quả thận, chịu trách nhiệm chính trong việc lọc máu không chứa các chất thải chứa nitơ... Xem thêm >>
Có rất nhiều người thậm chí không quan tâm đến sức khỏe của thận cho đến khi nó gặp sự cố. Chúng ta hoàn toàn có... Xem thêm >>
Do thận tạo ra nước tiểu nên mọi người thường cho rằng đi tiểu nhiều lần là triệu chứng của bệnh thận. Trong... Xem thêm >>

Ngày 16/11/2022

LinkedIn

© 2019 Dr.Khoa | Designed by OneHealth

đã đăng ký