Thương hàn: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị | Dr.Khoa

Thương hàn: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Th­ương hàn là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây bằng đ­­ường tiêu hoá do trực khuẩn Salmonella (Typhi và paratyphi A, B) gây nên. Biểu hiện lâm sàng là một hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân nặng, kèm theo tổn thư­­ơng đặc hiệu tại đ­­ường tiêu hoá.

Cho đến nay bệnh Thương hàn vẫn đang là nỗi lo sợ của nhiều người khi ước tính con số nhiễm phải gần 16 triệu ca mới mỗi năm và gần 600.000 từ vong vì bệnh. Theo ghi nhận, Thương hàn thường sẽ phát thành dịch ở các quốc gia nhiệt đới, cận nhiệt đới. Tại Việt Nam, Thương hàn thường làm ổ dịch tại các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.

Nguyên nhân bệnh Thương hàn

Bệnh Thương hàn là một bệnh khởi phát rất đột ngột, sẽ biểu hiện từ nhẹ đến nặng, và có thể dẫn đến tử vong nếu như không được điều trị kịp thời, nguyên dân có thể là:

Nguồn lây nhiễm

Nguồn lây duy nhất là từ người bệnh sang người khỏe mạnh, cụ thể:

  • Người bệnh: Giai đoạn ủ bệnh người bệnh Thương hàn vẫn có thể lây cho người khỏe mạnh, vì đây gọi là ổ dịch nên vi khuẩn Salmonella typhi  vẫn tiếp tục sinh sổi và đào thải. Bệnh nhân bài biết qua đường phân là chủ yếu, ngoài ra còn có đường tiểu, đờm, chất nôn,…Vi khuẩn thải qua phân ở tất cả các giai đoạn của bệnh, kể cả giai đoạn nung bệnh, thải nhiều nhất vào tuần 2- 3 của bệnh. Đặc điểm vi khuẩn thải theo phân thành từng đợt, cần cấy phân nhiều lần.
  • Người manh khuẩn bệnh:  Bệnh nhân sau khi khỏi bệnh lâm sàng nhưng vẫn có 3-5% cơ hội lây bệnh cho người khác.

Nguồn lây thương hàn: Đường tiêu, tiểu, hắc xì

Đường lây chủ yếu

Lây đ­­­ường tiêu hoá, có 2 cách lây;

  • Do ăn, uống phải thực phẩm, nư­ớc bị ô nhiễm vi khuẩn, không đ­­­ược nấu chín. Đường lây qua nư­ớc là đường lây quan trọng và dễ gây ra dịch lớn.
  • Do tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, ng­­ười mang trùng qua chất thải, chân tay, đồ dùng v.v.. thư­­­ờng gây dịch nhỏ và tản phát.

Diễn biến triệu chứng của bệnh Thương hàn

Ở mỗi giai đoạn, bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Dựa vào đây mà Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh cũng như có giải pháp điều trị kịp thời.

  • Giai đoạn ủ bệnh: Kéo dài 7-15 ngày ( trong khoảng 2 tuần). Giai đoạn này người bệnh thường không có biểu hiện gì cả.
  • Giai đoạn khởi phát: Diễn biến trong khoảng 1 tuần với các triệu chứng: Sốt tăng dần, thường có lúc gai rét lúc đầu, nhiệt độ có thể tăng cao đến 41 độ đến ngày thứ 7 của bệnh. Bên cạnh triệu chứng sốt kéo cao kéo dài, người bệnh thương hàn còn thường hay gặp các triệu chứng như nhức đầu, mệt mỏi, ăn ngủ kém, ù tai. 
  • Giai đoạn toàn phát: Thường giai đoạn kéo dài trong khoảng 2 tuần với các triệu chứng như:

+ Biểu hiện sốt: Sốt cao ở 39-40 độ, sốt nóng người là chủ yếu.

+ Các nốt đào ban sẽ xuất hiện ở trước ngực, bụng, mạn sườn, dài khoảng 2-3mm, xuất hiện từ 7-12 ngày bệnh. 

+ Gặp các vấn đề tiêu hóa như: Đi phân lỏng màu vàng nâu, khoảng 5-6 lần/ngày kèm các dấu hiệu chướng bụng, đau nhẹ lan đến vùng chậu phải.

+ Giai đoạn toàn phát bệnh nhân Thương hàn còn gặp phải bệnh viêm phế quản, viêm phổi.

  • Giai đoạn lùi bệnh: Giai đoạn này của bệnh thương hàn thường kéo dài trong khoảng 1 tuần. Nhiệt độ người bệnh dao động mạnh rồi giảm dần. Bệnh nhân phục hồi, đỡ mệt, ăn ngủ tốt hơn và hết các vấn đề về tiêu hóa. 

Thương hàn có thể sốt từ 39-41 độ

Thương hàn có gặp biến chứng gì hay không?

  • Biến chứng về đường tiêu hóa: Tỷ lệ gặp khoảng 15% số người bệnh, biểu hiện tùy vào mức độ xuất huyết: Mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ, nhiệt độ tụt đột ngột. Bệnh nhân vã mồ hôi, da niêm mạc xanh, thiếu máu. Đi ngoài phân đen, xét nghiệm thấy HC giảm, Hb giảm.
  • Thủng ruột: Biến chứng nguy hiểm hơn nữa chính là thủng ruột, chỉ chiếm 1-3% vào tuần 2,3 của giai đoạn hồi phục.
  • Biến chứng tim mạch: Bao gồm 1-5% viêm cơ tim với các biểu hiện đau ngực, mạch nhanh nhỏ, tiếng tim mờ. Loạn nhịp, huyết áp thấp. Điện tim: Sóng T dẹt, âm tính, ST chênh ; Truỵ tim mạch: choáng nội độc tố, mạch nhanh nhỏ, hạ huyết áp, đổ mồ hôi tay, chân.
  • Biến chứng gan mật: Viêm túi mật: 1 – 2% đau hạ sườn phải, vàng da, điểm túi mật đau; Có thể gặp: Viêm xuất tiết, viêm mủ, thủng. Viêm gan: Vàng da, gan to, enzym SGOT, SGPT tăng.

Ngoài ra sẽ có biến chứng thần kinh, viêm màng não mủ, viêm xương, tràn mủ màng phổi,…

Chẩn đoán và điều trị bệnh Thương hàn

Chẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán chính xác bệnh, bệnh nhân cần được đưa đến các cơ sở khám chữa bệnh lớn có đầy đủ thiết bị y tế để thực hiện:

  • Chẩn đoán lâm sàng: Ở thể điển hình với các biểu hiện sốt cao, trạng thái mệt li bì, mạch nhiệt phân ly, rối loạn tiêu hóa tuần thứ 2, đòa ban, gan, lách to,…Thể không điển hình: Sốt kéo dài, gan lách to, rối loạn tiêu hóa xuất hiện tuần thứ 1.
  • Thực hiện xét nghiệm: Công thức máu, cấy máu, cấy tủy xương, cấy phân, cấy dịch mật, cấy nước tiểu, chẩn đoán huyết thanh,…

Điều trị bệnh thương hàn

Điều trị đặc hiệu

Sử dụng Cephalosporin thế hệ 3 với ưu điểm thuốc ngấm vào nội bào, bạch huyết, thời gian bán huy dìa, dùng 1 lần/ngày, dùng được cho cả phụ nữ có thai và trẻ em.

Ngoài ra còn có nhóm Fluoroquinolon thế hệ 2: Chloramphenicol 91,2%; Bactrim 96%; Ampicillin 92,8%; cùng một số loại kháng sinh mới như Claforan, Norfloxacin, Ciprobay

Điều trị triệu chứng

  • Bù nước điện giải (1500-2000ml/ngày): Glucose 5%, Ringerlactat, Natri chlorid 9%0
  • Hạ sốt khi sốt cao
  • An thần, sinh tố
  • Dinh dưỡng: Chế độ ăn lỏng – mềm đủ chất dinh dưỡng trong thời gian sốt. Đặc dần trong thời kỳ hồi phục.

Điều trị biến chứng

  • Xuất huyết tiêu hoá: Bất động, ch­­ườm lạnh, thuốc cầm máu, truyền máu t­ươi.
  • Thủng ruột: Chống sốc điều trị ngoại khoa.
  • Vấn đề dùng Corticoid: Nhiều tác giả thống nhất dùng cho bệnh nhân thư­­ơng hàn có biến chứng choáng nội độc tố. Dùng Solumedrol 30mg/kg truyền trong 30 phút đầu, có thể lặp lại sau 4-6 giờ trong 48 giờ.

Phòng bệnh thương hàn như thế nào?

Tiêm chủng vắc xin phòng bệnh thương hàn

  • Cải thiện vệ sinh môi trường
  • Ăn uống vệ sinh
  • Cách ly bệnh nhân, xử lý chất thải
  • Điều trị người lành mang trùng
  • Vaccin thư­ơng hàn: Có 3 loại vaccin phòng bệnh thương hàn khác nhau hiện dùng:

+ Vaccin thương hàn vỏ polysaccarit Vi: thuốc tiêm bắp 25 microgram/0,5 ml. Thành phần khác: Phenol, polydimethylsiloxane. Hiệu quả của việc dùng một liều đơn 25 microgam vaccin ViCPS trong phòng bệnh thương hàn đó được chứng minh qua nhiều thử nghiệm thực địa tại những vùng có dịch. Nghiên cứu, theo dõi các trẻ em Nam Phi được tiêm chủng đã chứng tỏ hiệu quả của vaccin là 61, 52 hoặc 50% sau 1, 2 hoặc 3 năm; hiệu quả tổng thể đạt 55%.

+ Vaccin thương hàn bất hoạt nhiệt/phenol: Thuốc tiêm chứa 1 tỷ vi khuẩn Salmonella typhi Ty2 trong 1ml. Thành phần khác: Phenol. Miễn dịch cơ bản bằng 2 liều vaccin loại bất hoạt đã được thông báo là tạo được miễn dịch đối với bệnh thương hàn trong 70 – 90% trường hợp. Khả năng miễn dịch có thể kéo dài ít nhất là 2 năm sau lần tiêm chủng cơ bản.

+ Vaccin thương hàn sống dùng uống: Nang tan trong ruột chứa 2 – 6 x 109 đơn vị khuẩn lạc sống Salmonella typhi Ty21a. Thành phần khác: Lactose, acid amin. Vaccin uống có hiệu quả miễn dịch tốt hơn ở người lớn và trẻ lớn so với trẻ nhỏ (kinh nghiệm còn hạn chế ở trẻ dưới 5 tuổi). Uống 4 liều cách ngày, hiệu quả bảo vệ kéo dài được 5 – 7 năm.


Tài liệu tham khảo:

  1. Bệnh truyền nhiễm – Đại học y dược TP.HCM
  2. Bệnh học truyền nhiễm và bệnh nhiệt đới-HVQY-2008
  3. Principles of internal medicine –Harrison’s- 17th edition-2008
  4. Principles and practice of Infectious Diseases-Mandell, Douglas,and Bennett’s 15th Edition – A Harcourt Health Sciences Company 2005

Đỗ Tuấn Anh – Bộ môn Truyền nhiễm

ƯU ĐÃI MỚI
BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC
Cơ thể con người đều có hai quả thận, chịu trách nhiệm chính trong việc lọc máu không chứa các chất thải chứa nitơ... Xem thêm >>
Có rất nhiều người thậm chí không quan tâm đến sức khỏe của thận cho đến khi nó gặp sự cố. Chúng ta hoàn toàn có... Xem thêm >>
Do thận tạo ra nước tiểu nên mọi người thường cho rằng đi tiểu nhiều lần là triệu chứng của bệnh thận. Trong... Xem thêm >>

Ngày 16/11/2022

LinkedIn

© 2019 Dr.Khoa | Designed by OneHealth

đã đăng ký