Ngày 3/04/2022
Sơ cứu đột quỵ hay sơ cứu người nhồi máu cơ tim cần lưu ý những việc nên và không nên làm, vì đây sẽ là cơ hội duy nhất mà bạn đem lại cơ hội sống cho họ.
Người bị đột quỵ ( tai biến mạch máu não) ngoài việc đưa họ đến cơ sở Y tế để cấp cứu, thì việc sơ cứu đột quỵ ngay tại thời điểm diễn ra là vô cùng quan trọng. Đó là những nội dung nào, hãy cùng Bác sĩ Dr.Khoa tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Mục Lục
Sơ cứu đột quỵ nên và không nên làm gì?
Hãy lưu lại kiến thức này ngay hôm nay vì biết đâu bạn sẽ cần dùng đến nó. Đây là nội dung được xem là vô cùng quan trọng mà bạn nên bổ sung cho mình, vì cơ bản đột quỵ diễn ra ở mọi tầng lớp lứa tuổi.
Do đó, việc bổ sung kiến thức Y khoa về sơ cứu đột quỵ sẽ có thể bảo vệ được người thân và mọi người xung quanh. Sau đây là những việc nên và không nên làm khi gặp người đột quỵ mà Bác sĩ Dr.Khoa hướng dẫn.
Một em bé có biểu hiện co giật, ngất xỉu, nuốt lưới giữa khán đài trận đấu phút 70 của trận đấu giữa Nam Định – Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) vào chiều 4-8 > Chi tiết
Cầu thủ Eriksen đột quỵ biểu hiện ” nuốt lưỡi” ngay trong trận đấu, cả khán đài như chết lặng > Chi tiết
Sơ cứu đột quỵ co giật, nuốt lưỡi tại nhà
Theo các chuyên gia, thực chất không có chuyện “nuốt lưỡi” như nhiều người đồn thổi, mà đó chỉ là hiện tượng tụt lưỡi hoặc tụt khối cơ lưỡi. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể con người lên cơn co giật cao, kéo dài, hôn mê do sốt, trẻ nhỏ, người già cao tuổi hoặc sau va chạm mạnh.
Ở trường hợp này, bệnh nhân thường ngừng hô hấp, mất tri giác, không nuốt được, sùi bọt mép, tím tái, tăng tiết đờm và mắt trợn. Nếu nằm ở tư thế sai (nằm ngửa) và không được cấp cứu kịp thời, đúng phương pháp, cuống lưỡi sẽ đè vào đường thở, bệnh nhân dễ gặp những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là mất mạng.
Bảo đảm môi trường an toàn cho người co giật được “co giật” trong an toàn. Tránh xa vùng có nước, điện, thuỷ tinh, vật sắc nhọn, đồ dùng có thể ngã đổ gây chấn thương.
Một số việc nên làm trong quá trình sơ cứu đột quỵ tại nhà như sau:
- Đầu tiên là cần giữ khoảng cách an toàn với người đột quỵ có hiện tượng co giật mạnh để đảm bảo không bị thương cho cả 2.
- Kê vật mềm dưới đầu người co giật để tránh chấn thương đầu trong lúc co giật, nên để đầu cao một góc 30 độ so với thân người.
- Tiến hành thả lỏng cơ thể bệnh nhân bằng cách nới lỏng quần áo, cút áo, nữ trang cravat ( nếu có),.. Tóm lại là những vật có khả năng siết chặt cơ thể bệnh nhân.
- Nên ghi lại thời gian co giật để cung cấp cho bác sĩ.
- Khi bệnh nhân ngưng co giật, bạn xoay bệnh nhân nằm nghiêng để làm thông thoáng đường thở, đàm nhớt sẽ chảy ra bên ngoài miệng tránh việc hít sặc nước bọt của chính mình. (Trẻ con sặc sữa cũng nằm nghiêng là vì lý do này).
- Nếu bệnh nhân tỉnh lại, hãy thường xuyên quan sát biểu hiện của họ như trí giác, có yếu hay liệt chỗ nào không. Đó là trường hợp bệnh nhân tỉnh trước khi cấp cứu đến.
- Sơ cứu đột quỵ là việc làm đầu tiên để đảm bảo khả năng sống sót cho họ, tuy nhiên bạn vẫn nên gọi cho đơn vị cấp cứu. Đội ngũ Y Bác sĩ sẽ có cách chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân.
Những điều không nên làm khi sơ cứu đột quỵ co giật
Khi sơ cứu người đột quỵ, một số người thường sẽ có quan niệm giữ chặt môi và cố chèn vật gì đó vào miệng với mục đích tránh bệnh nhân cắn lưỡi. Nhưng thật chất, bệnh nhân sẽ có xu hướng “nuốt lưỡi”, hiểu chính xác đó là việc thụt lưỡi vào trong.
Bởi vậy nếu có lỡ cắn lưỡi thì cũng chỉ ở 2 bên viền lưỡi và nó không ảnh hưởng nhiều bằng những việc sơ cứu như trên. Bên cạnh đó, việc cố chèn vật gì đó vào miệng của bệnh nhân vô tình lại gây ảnh hưởng đến tính mạng hơn là cứu họ.
Một số việc không nên làm ( sai lầm) khi sơ cứu người đột quỵ mà bạn nên hiểu đúng:
- Không nhét bất kỳ vật gì vào miệng bệnh nhân, kể thức ăn, đồ uống, thuốc,…
- Đừng cố dùng lực để ép răng bệnh nhân không cắn lại, hay cố gắng chỉ để tác động vào miệng bệnh nhân. Bởi vì hành động này vô tính gây chấn thương làm rách niêm mạc miệng, gãy răng, gây sặc vào phổi, và có thể dẫn đến 1 số bệnh truyền nhiễm.
Những lưu ý khi sơ cứu đột quỵ
Song song với việc sơ cứu người đột quỵ, bạn cần lưu ý những điều sau đây để tránh hối hận về sau:
- Tuyệt đối không được để bệnh nhân nằm ngửa: Việc nằm giữa sẽ làm cuốn lưỡi tụt xuống ( thụt vào trong), họng gây cản trở cho việc hô hấp, bí tắc đường thở, nghiêm trọng thì có thể chí mạng ngay lập tức.
- Nếu bệnh nhân còn tỉnh, hoặc nôn mửa: Hỗ trợ nằm tư thế thoải mái, theo dõi phản ứng, gọi cấp cứu.
- Nếu bệnh nhân bất tỉnh, hoặc xỉu, nhưng còn thở: Đặt bệnh nhân nằm nghiêng 1 bên.
- Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì.
- Không dùng kim chích 10 đầu ngón tay, không cạo gió.
Tóm lại, khi phát hiện có người đột quỵ bạn cần thực gọi cấp cứu và đồng thời sơ cứu đột quỵ tại chỗ như không để bệnh nhân ” nuốt lưỡi”, đặt nằm nghiêng với gói mềm cao 30 độ, giữ không gian thông thoáng.
Sơ cứu đột quỵ: Trong tích tắc bạn đã có thể cứu được một mạng sống, hãy lưu lại bài viết này hoặc share để cho mọi người cùng biết nhé!
Để được tư vấn trực tiếp, hoặc đặt lịch hẹn khám chữa bệnh vui lòng liên hệ trực tiếp Hotline: 028 7101 1115 – Phòng khám bệnh viện Quốc tế Dr.Khoa.
Theo dõi tin tức sức khỏe mới nhất tại: Dr.Khoa Community International Hospital