Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc tiểu đêm thường xuyên

Tiểu đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ của nhiều người, tiểu đêm khác với việc tiểu nhiều lần do uống nhiều nước hoặc dùng chất kích thích. Ngay cả khi cơ thể thiếu nước bạn vẫn thường mất ngủ cả đêm chỉ vì đi vệ sinh thì có thể đây là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe. Để biết chính xác, hãy cùng bác sĩ Dr.Khoa tìm hiểu những nguyên nhân ngay sau đây nhé!

Tiểu đêm do cân bằng dịch

Tiểu nhiều cả ngày lẫn đêm: Lượng nước tiểu >40ml/kg/24 giờ có thể do người bệnh

  •  Uống quá nhiều nước, rượu, bia
  •  Bị bệnh Đái tháo đường
  •  Tăng canxi máu
  •  Suy thận (thường gặp ở suy thận mãn nhiều hơn suy thận cấp)

Tiểu nhiều về đêm: Số lượng nước tiểu về đêm >35% tổng số lượng nước tiểu 24 giờ có thể do các nguyên nhân sau

  • Uống nhiều nước, rượu, bia vào buổi tối
  • Uống thuốc lợi tiểu phụ thuộc vào thời gian uống thuốc
  • Biến đổi sự tiết hormone chống lợi niệu bình thường, thường do tuổi
  • Tái phân bố dịch về đêm gây tiểu đêm như: suy tim. Phù gây tiểu đêm như: ứ máu  tĩnh mạch
  • Ngưng thở về đêm (không rõ cơ chế)

tiểu đêm -1

Nhìn chung, nguyên nhân của tình trạng hay tiểu đêm thường gặp nhất là do uống quá nhiều nước khi gần đến giờ đi ngủ, đặc biệt là thức uống có chứa cồn và cafein. Vì thế người bệnh nên chú ý giảm bổ sung lượng chất lỏng vào thời điểm này để cải thiện đáng kể tình trạng tiểu đêm mất ngủ. Nếu tần suất đi tiểu vẫn chưa giảm, nên cân nhắc đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân tiểu đêm.

Tiểu đêm do nguyên nhân thần kinh

Dung tích bàng quang ở người bình thường chứa từ 300 – 400 ml chất lỏng. Khi nước tiểu bài tiết từ thận xuống đầy bàng quang, cơ thể sẽ có phản xạ mắc tiểu. Trong khi đó, bàng quang lại được não, tủy sống, đoạn S1,S2 và hệ thần kinh ngoại biên kiểm soát. Vì thế, các vấn đề liên quan đến thần kinh cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng bàng quang, gây ra tình trạng tiểu đêm mất ngủ.

Một số bệnh thần kinh

Các rối loạn thần kinh thông thường gây bí tiểu, tiểu không kiểm soát, tiểu nhiều lần hay tiểu đêm bao gồm:

  • Xơ cứng rải rác từng đám;
  • Hội chứng chèn ép tủy sống;
  • Đái tháo đường;
  • Parkinson.

Tiểu đêm do một số bệnh lý

  • Suy thận: Tình trạng này khiến quá trình lọc nước tiểu diễn ra nhanh hơn dẫn tới số lần đi tiểu đêm nhiều hơn.
  • Sỏi thận: Sỏi trong thận gây kích ứng đường tiết niệu và cản trở ống dẫn tiểu khiến bàng quang phải lọc nhiều hơn. Triệu chứng kèm theo gồm tiểu đêm, tiểu ra máu, tiểu dắt, cảm thấy căng tức bọng đái,… cả ngày lẫn đêm.
  • Bệnh viêm và xơ tuyến tiền liệt ở nam giới: Tuyến tiền liệt bị phình to chèn ép bàng quang và ống dẫn nước tiểu khiến bệnh nhân đi tiểu đêm thường xuyên hơn.
  • Tiểu đường tuýp 2: Đường huyết hoặc đường dư thừa sẽ có xu hướng di chuyển về phía thận, kéo theo đó là lượng nước trong cơ thể. Chính vì vậy, người bị bệnh này dễ mắc bệnh tiểu đêm.

Xem thêm: Tiểu đêm và dấu hiệu cảnh báo 5 bệnh lý

Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Ngoài các nguyên nhân tiểu đêm kể trên, tác động của nhiều loại thuốc cũng chịu trách nhiệm cho hội chứng tiểu đêm mất ngủ. Trong đó, thường gặp nhất là thuốc lợi tiểu nhằm điều trị tăng huyết áp hoặc điều trị phù ngoại biên ở bàn chân và mắt cá. Những loại thuốc được liệt kê như sau:

  • Furosemide (Lasix);
  • Demeclocycline;
  • Lithium;
  • Methoxyflurane;
  • Phenytoin;
  • Propoxyphene.

tiểu đêm do tác dụng phụ của thuốc

Nguyên nhân tiểu đêm không do bệnh lý

Khi bạn thường xuyên tiểu đêm nhưng lại không khám ra được bệnh lý nào, hoặc chưa từng có tiền xử bệnh lý kể trên, thì có thể bạn đang bị hưởng ảnh bởi tâm lý. Một số nguyên nhân đó là: 

  • Do tâm lý: Sự bất ổn về tâm lý, lo lắng thường xuyên cũng dẫn tới tình trạng tiểu đêm.
  • Mang thai: Với phụ nữ mang bầu, việc thai nhi lớn lên sẽ khiến bàng quang bị chèn ép do đó chị em phải đi tiểu nhiều hơn.
  • Do tuổi tác: Tuổi cao đồng nghĩa với chức năng của thận suy giảm khiến người già dễ mắc chứng tiểu đêm.
  • Chế độ ăn uống gây tiểu đêm: Rượu, bia, cafe… là những chất thúc đẩy quá trình sản xuất nước tiểu trong cơ thể. Do vậy, nếu bạn uống quá nhiều các loại nước này sẽ dẫn tới việc thức dậy liên tục vào ban đêm để đi tiểu.

Cách chữa tiểu đêm hiệu quả

Sử dụng thuốc 

Theo y học hiện đại người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc sau để trị tiểu đêm:

  • Thuốc kháng cholinergic, acetylcholin: Làm giãn cơ trơn bàng quang hoạt động quá mức, giúp giảm bớt số lần tiểu đêm.
  • Nhóm antimuscarinic: Những loại thuốc như Solifenacin, Darifenacin và Oxybutynin chứa các chất kháng thụ thể muscarinic acetylcholine, giúp ngăn ngừa tình trạng tiểu đêm nhiều lần.
  • Thực phẩm chức năng trị tiểu đêm: Tác dụng giúp tăng cường lưu thông máu tới thận và bàng quang, giúp cải thiện bệnh tiểu đêm.
  • Thuốc chẹn alpha-1: Ngăn chặn sự tăng trương cơ lực và giúp cổ bàng quang mở ra dễ dàng, cải thiện rối loạn tiểu tiện, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.
  • Thuốc an thần: Người bị mất ngủ do tiểu đêm nên sử dụng các loại thuốc này giúp giảm thiểu chứng tiểu đêm.

Sử dụng mẹo nhân gian

Các bài thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên vẫn là lựa chọn hàng đầu bởi hiệu quả triệt để và lành tính. Người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc dưới Nam trị tiểu đêm dưới đây:

  • Bưởi trị tiểu đêm

Trong bưởi chứa nhiều detoxes, một hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa giúp thanh lọc máu và giúp hệ tuần hoàn làm việc tốt hơn. Từ đó hệ bài tiết được ổn định, hạn chế tối đa hiện tượng tiểu đêm.

Sử dụng nước ép bưởi hoặc ăn bưởi hàng ngày không chỉ phòng tránh mà còn giúp chữa tiểu đêm rất tốt.

  • Chữa tiểu đêm bằng rau bầu đất

Ông Lê Thành Tân (lương y ưu tú tỉnh Bến Tre) cho biết cây bầu đất thuộc họ cúc, có vị cay, ngọt tính bình giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, khử ứ, lợi tiểu.

Dùng 100g bầu đất sắc lấy nước uống hoặc nấu canh ăn hàng ngày giúp trị chứng tiểu đêm hiệu quả.

Cây Bầu Đất - trị tiểu đêm

  • Giá đỗ – vị thuốc trị tiểu đêm cực nhạy

Với thành phần nhiều khoáng chất, vitamin và kẽm, giá đỗ giúp tăng cường testosterone cho nam giới. Do đó bài thuốc này giúp hạn chế tiểu đêm do viêm hệ tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt.

Luộc 500g giá đỗ lấy nước, cái dùng ăn thay rau. Nước giá luộc pha với 50g đường trắng uống từ 5 tới 6 lần trong ngày để trị tiểu đêm.

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán tiểu đêm

Một số phương pháp xét nghiệm chuyên khoa có thể giúp bác sĩ chẩn đoán được chứng tiểu đêm và nguyên nhân gây ra:

  • Phân tích nước tiểu người bệnh.
  • Siêu âm khoang bụng để kiểm tra các bộ phận bàng quang, thận, tử cung, tuyến tiền liệt.
  • Chụp phim ổ bụng để kiểm tra xem có xuất hiện sỏi thận, sỏi tiết niệu hay không.
  • Xét nghiệm chức năng thận và đường máu.

Bên cạnh sử dụng các biện pháp giúp bạn khắc phục việc tiểu đêm, bạn cũng có thể kết hợp chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh để hạn chế việc tiểu vào ban đêm. Trong đó, bạn nên: 

  • Tăng cường ăn rau xanh, các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ.
  • Không ăn quá nhiều thịt và muối.
  • Hạn chế ăn trái cây chứa nước hay uống nhiều nước, nhiều canh, các loại thức uống lợi tiểu, bia rượu vào buổi tối trước khi ngủ.
  • Giữ tinh thần thoải mái, không căng thẳng hay stress khi ngủ để có thể ngủ sâu giấc.
  • Tập thói quen đi tiểu đúng giờ và đi trước giờ ngủ.

Tổng kết

Tiểu đêm là việc khó tránh khỏi ở mọi người trong cuộc sống hằng ngày, hầu như nó là biểu hiện sinh lý bình thường. Tuy nhiên, việc tiểu đêm nhiều lần ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như ảnh hưởng đến tinh thần, Dr.Khoa khuyên bạn nên có kế hoạch gặp bác sĩ để tư vấn. 

 

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline: 028.7101.1115. Phòng khám Bệnh viện Quốc tế Dr.Khoa – Bác sĩ của mọi nhà

Fanpage: Dr.Khoa International Community Hospital

 

ƯU ĐÃI MỚI
BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC
Cơ thể con người đều có hai quả thận, chịu trách nhiệm chính trong việc lọc máu không chứa các chất thải chứa nitơ... Xem thêm >>
Có rất nhiều người thậm chí không quan tâm đến sức khỏe của thận cho đến khi nó gặp sự cố. Chúng ta hoàn toàn có... Xem thêm >>
Do thận tạo ra nước tiểu nên mọi người thường cho rằng đi tiểu nhiều lần là triệu chứng của bệnh thận. Trong... Xem thêm >>

Ngày 16/11/2022

LinkedIn

© 2019 Dr.Khoa | Designed by OneHealth

đã đăng ký