Người Việt ứng phó thế nào khi liên tiếp dịch chồng dịch

Ngay khi cả thế giới vẫn đang chống chọi với đại dịch covid-19 thì ở một vài nước trong đó có Việt Nam lại tiếp tục đối mặt với tình hình  “dịch chồng dịch” khi mà sốt xuất huyết, đậu mùa khỉ, tay chân miệng liên tục xảy ra.

Nguy cơ “dịch chồng dịch” hiện hữu

Tại hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức đầu tháng 8/2022, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, dịch bệnh truyền nhiễm hiện nay vẫn diễn biến rất phức tạp, trong nước đã ghi nhận gia tăng trở lại các ca mắc Covid-19. Nhiều bệnh nhân phải nhập viện điều trị và nhiều ca bệnh chuyển nặng trong thời gian gần đây. Cùng với đó, sự xuất hiện của các biến thể phụ mới của biến thể Omicron như BA.4, BA.5 lây lan nhanh hơn các biến thể trước, gây nhiều khó khăn cho công tác phòng, chống dịch.

Đặc biệt, Bộ Y tế đánh giá nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam của bệnh đậu mùa khỉ và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi khác là hiện hữu khi dịch bệnh đã lây lan nhanh ở nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới.

Nguy cơ dịch chồng dịch diễn biến phức tạp - ảnh 1

Bên cạnh đó, các bệnh truyền nhiễm lưu hành trong nước như sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm… đang trong mùa cao điểm bùng phát dịch, làm tăng nguy cơ dịch chồng dịch và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Tình hình phức tạp này khiến cộng đồng không khỏi lo lắng cho sức khỏe của bản thân và những người trong gia đình.

Tăng sức đề kháng

Sức đề kháng là khả năng phòng vệ của cơ thể, chống lại sự xâm nhập của các yếu tố ngoại lai gây bệnh như: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,…. Bởi vậy, trước hàng loạt các dịch bệnh dồn dập như hiện nay, các chuyên gia y tế cũng đều khẳng định, bên cạnh việc thực hiện theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng thì mỗi người cần chủ động phòng chống, trong đó có việc tăng sức đề kháng.

Nếu có một sức đề kháng tốt, cơ thể bạn sẽ ngăn chặn được những tác nhân gây hại từ môi trường xung quanh hoặc tìm cách loại bỏ, tiêu diệt nếu chúng đã xâm nhập vào bên trong. Ngược lại, khi sức đề kháng suy yếu, hệ miễn dịch sẽ trở nên mỏng manh, yếu ớt, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Hầu hết các loại virus, vi khuẩn gây bệnh đều “lợi dụng” sức đề kháng cơ thể suy yếu tấn công và “ký gửi” bệnh tật.

Liên tiếp dịch chồng dịch, người Việt ứng phó ra sao? - 2

Sức đề kháng dễ bị suy giảm khi chúng ta có chế độ sinh hoạt không lành mạnh, môi trường sống ô nhiễm, stress nhiều… đặc biệt là: người cao tuổi, người mắc các bệnh mãn tính, trẻ em, phụ nữ có thai, người mới ốm dậy.

Theo các chuyên gia, đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, để giữ cho sức đề kháng luôn khỏe mạnh chống lại “thù trong giặc ngoài”, mỗi cá nhân cần phải thiết lập chế độ sinh hoạt có tính kỷ luật như: uống nhiều nước; ăn chín uống sôi; tập thể dục, sống lành mạnh. Về dinh dưỡng, cần đảm bảo bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cho cơ thể bao gồm: vitamin A, vitamin E, vitamin C, vitamin D, sắt, kẽm, selen (vi chất dinh dưỡng).

Giải pháp hỗ trợ tăng sức đề kháng

Trong bối cảnh hiện nay, để giữ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng thì trước hết, mỗi người cần có ý thức chủ động phòng bệnh như tiêm vaccine, giữ vệ sinh môi trường sống, tuân thủ các biện pháp khuyến cáo của Chính phủ và các cơ quan ban ngành…
Bên cạnh đó, việc bổ sung thực phẩm chức năng (TPCN) hay còn gọi là thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhằm tăng cường sức đề kháng cũng là một lựa chọn của nhiều người để chủ động hơn trong việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, chống chọi với dịch bệnh. Điều quan trọng là khi sử dụng TPCN là cần đảm bảo nguồn gốc rõ ràng, sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn và sử dụng đúng cách.


Theo Dân Trí

    Chưa có thẻ tag cho bài viết này
ƯU ĐÃI MỚI
BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC
Ở một số bệnh nhân bị đau do bệnh (đau vừa tới nặng), thường phải sử dụng thuốc giảm đau opioid. Tuy nhiên, khi... Xem thêm >>
Hàng ngày, làn da thường phải tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử, đèn LED . Nếu làn... Xem thêm >>
Tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em tiếp tục có mức sụt giảm cao nhất trong khoảng 30 năm qua, theo dữ liệu được công bố... Xem thêm >>

Ngày 16/11/2022

LinkedIn

© 2019 Dr.Khoa | Designed by OneHealth

đã đăng ký