Ngày 18/06/2022
Nhiễm trùng là sự tăng sinh của các vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng,… đối với cơ thể, dẫn tới các phản ứng tế bào, tổ chức hoặc phản ứng toàn thân. Thì với hội chứng nhiễm trùng chúng ta lại được hiểu theo một khái niệm khác.
Hội chứng nhiễm trùng thực tế là tập hợp của nhiều triệu chứng bệnh nhiễm trùng khác nhau, nó không phải là bệnh, và thường gặp ở các bệnh nhiễm khuẩn. Những triệu chứng của hội chứng nhiễm trùng thường biểu hiện qua hệ hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, tiết niệu,… Trong đó xuất hiện 3 triệu chứng như sốt, rét run, đổ mồ hôi.
Mục Lục
Biểu hiện thường gặp của hội chứng nhiễm trùng
Cùng Dr.Khoa tìm hiểu chi tiết hơn về hội chứng này thông qua những biểu hiện thường gặp.
Sốt
Sốt là biểu hiện đầu tiên của hội chứng nhiễm trùng, tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng vì đây là hiện tượng bình thường và đánh giá khá tốt ở cơ thể trước sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Bởi vì nó có khả năng làm tăng phản ứng nhiễm khuẩn của cơ thể.
Nhưng ngược lại, ở trẻ nhỏ khi bị sốt thường được quan tâm chăm sóc đặc biệt vì có khả năng sẽ gây co giật mạnh toàn, nặng hơn thì hôn mê và tổn thương thần kinh,..
Nguyên nhân khiến cơ thể bị sốt:
- Sốt do nhiễm khuẩn (nhiễm trùng): Một số bệnh như viêm phổi, viêm tai mũi họng, viêm màng não, thương hàn, lỵ trực khuẩn,…
- Sốt do nhiễm virus: Viêm não Nhật Bản B, sốt xuất huyết, viêm gan siêu vi, viêm phổi do virus,…
- Sốt do nhiễm ký sinh trùng: Sốt rét
Để đánh giá người bệnh có sốt hay không, phải đo nhiệt độ ở nách.
Khi thấy: T° = 36,5° – 37°c = Không sốt.
T° > 37°c = Có sốt.
T° = 37,5° – 38,9°c = Sốt vừa.
T° > 39 0c = Sốt cao.
Biện pháp xử lý gấp: Khi cơ thể có biểu hiện sốt cao, đặc biệt là trẻ nhỏ, việc đầu tiên bạn cần làm chính là bỏ chăn, nới rộng quần áo người bệnh, sử dụng nước ấm để điều hòa thân nhiệt ngay lập tức. Uống nhiều nước để tránh tình trạng thiếu hụt nước, theo dõi nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế.
Rét run
Khi một người bị bệnh lý nhiễm trùng, biểu hiện khởi đầu bạn có thể thấy chính là cơ thể bắt đầu có triệu chứng rét run, hiện tượng này có thể ngay sau đó hết, nhưng nếu cứ kéo dài có thể bạn đang rơi vào tình trạng nhiễm trùng máu
Đổ mồ hôi liên tục
Tuyến mồ hôi hoạt động thường xuyên, ngay khi cơ thể không vận động, mồ hôi vẫn có thể tiết ra. Tuy nhiên, khi bị hội chứng nhiễm trùng, cơ thể sẽ bất đầu tiết nhiều mồ hôi khi thân nhiệt giảm. Trong lúc sốt, mồ hôi tiết ra nhiều, liên tục có thể là do một vài căn bệnh như bệnh Hodgkin, Brucellose,…
Chẩn đoán và điều trị hội chứng nhiễm trùng
Chẩn đoán
Để chẩn đoán được chính xác hội chứng nhiễm trùng, đầu tiên bác sĩ cần thực hiện khám tổng quát như niêm mạc, khám da sau đó sẽ tiến hành xét nghiệm chẩn đoán. Cụ thể:
- Khám da: Kiểm tra các tình trạng da, soi da tại các vùng có vết nhiễm trùng, nốt nhiễm trùng, nhọt mụn, đinh râu,…Đồng thời khám các mô dưới da để tìm những vùng nung mủ dưới da.
- Khám niêm mạc: Khám vùng miệng như mặt trong má, lưỡi, họng.
- Siêu âm bụng nếu như bệnh nhân có biểu hiện sốt thương hàn, đặc biệt là ở trẻ em.
Ngoài ra bác sĩ còn thực hiện khám phổi, khám hệ thần kinh nhằm đảm bảo không bỏ sót bất kỳ bộ phận liên quan nào.
Điều trị hội chứng nhiễm trùng như thế nào?
Cơ thể vốn sản sinh ra một hệ miễn dịch có khả năng chống lại các bệnh tật, ngoài ra các lợi khuẩn có trong thực phẩm như sữa chua cũng góp phần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch. Nhưng khi cơ thể bị hội chứng nhiễm khuẩn, hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể sẽ khó có thể tự kháng lại các tác nhân gây hại được.
Lúc này, bạn cần bổ sung thuốc kháng sinh, thuốc chống virus để điều trị.
Như vậy, Dr.Khoa đã liệt kê chi tiết về hội chứng nhiễm trùng và cách nhận biết, điều trị. Hy vọng bài viết này đủ cơ sở để bạn có thể chẩn đoán bệnh của mình. Ngay khi có biểu hiện trên và kéo dài nhiều ngày, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, để tránh biến chứng nguy hiểm.
Mọi thắc mắc về tư vấn sức khỏe vui lòng liên hệ Hotline: 028.7101.1115. Phòng khám Bệnh viện Quốc tế Dr.Khoa – Bác sĩ của mọi nhà