Dinh dưỡng cho người tiểu đường, nên và không nên ăn gì | Dr.Khoa

Dinh dưỡng cho người tiểu đường, những điều nên và không nên

Người tiểu đường cần có chế độ ăn khoa học nhất, đảm bảo không bị biến chứng sang giai đoạn type 2 cũng như hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe hơn. Cùng Dr.Khoa tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường, những điều nên và không nên trong chế độ ăn hằng ngày.

Nguyên tắc ăn uống của người tiểu đường nói chung

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết, có thể làm giảm nồng độ HbA1C từ 1-1,9 % đối với người bệnh tiểu đường type 1 và 0,3-2% đối với người bệnh tiểu đường type 2. Bạn cũng không cần phải ăn uống kham khổ gì, miễn sao trong khẩu ăn của bạn để ý đến các loại thực phẩm hạn chế gia tăng lượng đường trong máu là được.

dinh dưỡng người bị tiểu đường - ảnh 1
Người bị tiểu đường không nhất thiết phải ăn kiêng kham khổ

Nguyên tắc: Hạn chế tinh bột, chất béo bão hòa, đồ ngọt, chất kích thích như rượu bia. Tăng chất béo chưa bão hòa và đạm trong khẩu phần ăn lên.

Ví dụ: 1 người 50kg làm văn phòng thì 1 ngày cần tối đa 30×50= 1500kcal/ngày.

Như vậy khẩu phần ăn của bạn sẽ cần đảm bảo có mặt của Protein (đạm); lipid (mỡ); carb (tinh bột) và tăng cường chất xơ từ rau củ quả.

Bạn cần hiểu rõ về cơ chế chuyển hóa của các nhóm thức ăn khi chúng vào cơ thể, từ đó mà xây dựng thực đơn ăn uống cho người bệnh tiểu đường hợp lý:

  • Tinh bột hay đường sẽ có góp mặt nhiều trong ngũ cốc, sữa, bánh mì, mì sợi, nui, các loại trái cây có tinh bột như táo, chuối, bông cải xanh, khoai, ngô sắn,…Các chất này sẽ luôn chuyển hóa thành đường trong máu nhanh hơn và làm tăng nguy cơ đường huyết cao.

         Bạn chỉ nên cung cấp khoảng 50-60% carb trong tổng số năng lượng khẩu phần ăn.

  • Đạm và chất béo mặc dù không tác động trực tiếp đến lượng đường trong máu, tuy nhiên bạn cần kiểm soát khẩu phần ăn. Vì nếu tiêu thụ nhiều có thể làm bạn tăng cân. Tăng cân cũng là nguyên nhân dẫn đến biến chứng tiểu đường cao.

          Như vậy lượng protein nên đạt 0,8g/kg/ngày, năng lượng do protein nên đạt 15-20% năng lượng khẩu phần. Tương tự chất béo chỉ nên 25%  đến <30%.

Người bệnh tiểu đường nên giảm các chất béo động vật vì có nhiều axit bảo hòa, thay vào đó có thể dùng dầu từ thực vật như dầu mè, oliu, dầu đậu nành,… để nấu ăn. Riêng về carb bạn hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, giảm gạo, mì, ngô và miến. Người tiểu đường có thể tham khảo carb từ các loại khoai củ nhưng ít thôi.

Người tiểu đường nên và không nên ăn gì?

Trong chế độ dinh dưỡng người tiểu đường type 1 không cần quá kiêng khem, khẩu phần ăn cần đảm bảo đủ 3 tiêu chí như đã nêu trên.

Nguyên tắc: Hạn chế tinh bột (gạo, xôi, bánh mì, bún, phở…) hạn chế chất béo bão hòa (béo động vật), tăng lượng chất béo chưa bão hòa (dầu thực vật như dầu mè, dầu hướng dương, dầu đậu nành…), tăng lượng đạm trong chế độ ăn hàng ngày, ăn nhiều rau củ-chất xơ (càng nhiều càng tốt).

Các loại trái cây có lượng đường thấp có thể sử dụng nhưng nên hạn chế và mỗi lần dùng chỉ nên dùng 1 lượng ít thôi. Ưu tiên các loại rau củ tươi xanh có chỉ số GI (chỉ số đường huyết thực phẩm dưới 55). Bạn có thể tham khảo bảng bên dưới.

Người tiểu đường type 2 nên có 50% khẩu phần ăn là rau củ (không tinh bột), 50% còn lại là từ đạm, lipid, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, trái cây (ít ngọt).

Chia nhỏ nhiều cữ ăn trong ngày, 3 cữ chính + 2 hoặc 3 cữ phụ. Uống đủ nước 40 mL/kg cân nặng/ngày, trung bình 1 người 50kg cần khoảng 2 lít nước/ngày.

Người bị tiểu đường nên và không nên ăn gì?

Ngoài ra người bệnh tiểu đường cần kết hợp luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe. Chạy bộ, đi bộ, tập gym hoặc các bộ môn thể thao như cầu lông, bơi lội, tennis. Hoạt động từ 30 phút mỗi ngày, 3 -5 lần/tuần.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline: 028.7101.1115. Phòng khám Bệnh viện Quốc tế Dr.Khoa – Bác sĩ của mọi nhà

Fanpage: Dr.Khoa International Community Hospital

ƯU ĐÃI MỚI
BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC
Tình trạng gián đoạn đột ngột hoạt động bơm máu bình thường của tim làm ngừng trệ dòng máu tới các cơ quan gọi... Xem thêm >>
FacebookTweetLinkedIn Mụn trứng cá là một vấn đề phổ biến ở thanh thiếu niên và thanh niên. Rối loạn gây ra bởi sự... Xem thêm >>
FacebookTweetLinkedIn Bệnh tiểu đường và huyết áp cao là những nguyên nhân phổ biến nhất gây suy thận, nhưng cũng có... Xem thêm >>

Ngày 16/11/2022

LinkedIn

© 2019 Dr.Khoa | Designed by OneHealth

đã đăng ký