Khi nào nên bọc răng sứ, bọc sứ giá bao nhiêu

Khi nào cần bọc răng sứ? Bọc răng sứ giá bao nhiêu?

Bọc răng sứ là phương pháp dùng một răng giả (mão răng) có chất liệu khác nhau để chụp lên phần chân răng đang bị tổn thương giúp răng có hình dạng lành lặn như răng nguyên bản. Tuy nhiên, không phải bọc răng sứ nào cũng cho ra kết quả viên mãn, chính vì lý do này một số người lại đặt ra câu hỏi “có nên bọc răng sứ hay không?” Ở bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng Dr.Khoa tìm ra câu trả lời nhé!

Trường hợp nào nên bọc răng sứ?

Một số người bọc sứ chỉ vì mong muốn tạm biệt hàm răng xỉn màu của mình, một số người bọc sứ vì răng bị hư tổn, không lành lặn, hoặc răng mất thẩm mỹ. Đầu tiên bạn cần biết được rằng mình có có nằm trong 10 bệnh răng miệng phổ biến nhất hiện nay hay không trước khi tiến hành bọc sứ.

  • Sâu răng
  • Viêm tủy răng
  • Viêm nướu
  • Viêm nha chu
  • Nứt răng, nứt gãy chân răng
  • Biến chứng do răng khôn
  • Răng sứt mẻ
  • Mất răng
  • Đau quai hàm (viêm khớp thái dương hàm)
  • Răng xỉn màu, đổi màu

Các trạng thái răng hư tổn

Bọc răng sứ là một trong những phương pháp được áp dụng để điều trị cho các trường hợp răng bị hô, chìa thay vì phải niềng răng theo cách từ trước đến nay. Khi các răng cửa bị hô, chìa ra ngoài, chỉ cần mài lớp men răng bên ngoài rồi làm răng sứ ép vào cho đều với các răng còn lại.

Ưu điểm của phương pháp này so với niềng răng thì thời gian thực hiện nhanh (2-3 ngày), sau khi làm răng sẽ đều và thẩm mỹ hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên lựa chọn giải pháp chỉnh nha niềng răng để đem lại hiệu quả lâu dài.

Có nên bọc răng sứ hay không? Những điều bạn nên biết trước khi làm

Những trường hợp răng bị thưa nhiều không thể nào hàn – trám răng thẩm mỹ để làm khít sát các khoảng hở giữa 2 răng; vì sẽ gây mất thẩm mỹ, miếng trám cũng rất dễ bong tróc ra ngoài nếu sử dụng lực cắn mạnh. Vì thế giải pháp bọc răng sứ cũng là một cách để giải quyết trường hợp răng thưa khá hiệu quả.

Tình trạng răng mọc lệch lạc, lộn xộn không chỉ làm mất đi tính thẩm mỹ cho hàm răng mà còn tăng nguy cơ làm các bệnh răng miệng dễ dàng phát triển. Đối với những trường hợp này, việc có nên bọc răng sứ không sẽ phụ thuộc vào thời gian nhanh hay chậm, việc chọn niềng răng sẽ kéo dài 1 đến 2 năm, chính vì vậy phương pháp bọc răng sứ không chỉ rút ngắn thời gian mà còn giúp răng được đều, đẹp như mong muốn.

Các loại răng sứ cao cấp

Một số răng sứ phổ biến hiện nay, với mỗi loại sẽ có chi phí khác nhau, tùy theo hiệu quả của nó như:

Răng sứ kim loại thường

Răng sứ kim loại thường có phần khung sườn làm từ hợp kim Ni – Cr hoặc Co – Cr. Bên ngoài được phủ một lớp sứ trắng. Đây là loại răng sứ được đa số khách hàng ưa chuộng vì chi phí vừa túi tiền và thấp hơn nhiều so với răng sứ toàn sứ.

Ưu điểm: 

  • Khắc phục các khuyết điểm của răng sâu, răng xỉn màu, răng hô, răng sứt, mẻ…
  • Độ cứng và độ chịu lực vượt trội.
  • Ăn nhai thoải mái như răng thật.
  • Bảo tồn răng thật tối đa.
  • Chi phí thấp.

bọc răng sứ kim loại thường

Nhược điểm: 

Tuổi thọ không cao, chỉ từ 5-7 năm. 

Chỉ một thời gian ngắn, răng dễ bị đen, khi có ánh sáng chiếu vào thì viền đen đó càng được lộ rõ hơn, trông rất mất thẩm mỹ.

Răng sứ Titan

Một chiếc răng sứ gồm có 2 phần. Phần khung sườn nằm ở bên trong được làm bằng kim loại, hợp kim hoặc sứ. Phần bên ngoài được bao bọc bởi một lớp sứ để giúp cho răng được đồng màu với các răng thật trên hàm. Răng sứ titan là loại răng sứ mà phần khung sườn làm từ hợp kim Niken – Crom – Titan, có chứa 4% – 6% titanium và một lớp mỏng Ceramco3 trên bề mặt răng.

Ưu điểm: 

  • Lành tính với cơ thể
  • Cứng chắc
  • Quy trình phục hình đơn giản
  • Tiết kiệm chi phí
  • Tính thẩm mỹ cao

bọc Răng Sứ Titan

Nhược điểm: 

  • Kém tự nhiên hơn so với răng toàn sứ.
  • Khi có ánh sáng đi qua, nếu chú ý kỹ sẽ thấy có phần bóng mờ của kim loại bên trong.
  • Sau một thời gian, răng có thẻ bị xỉn màu từ chân răng đến rìa răng bởi tác động của phản ứng oxi hóa của phần kim loại trong môi trường  axit của khoang miệng.
  • Có thể gây kích ứng cho nướu, làm viêm nướu

Răng sứ toàn sứ

Răng toàn sứ là loại răng được làm hoàn toàn bằng sứ, không có thành phần của kim loại. Hiện nay, răng toàn sứ Cercon CAD – CAM là loại mới nhất, một trong những đột phá cho một thế hệ răng sứ. Toàn bộ quá trình tạo ra loại răng sứ này đều được tiến hành, tính toán và kiểm tra kỹ lưỡng trên máy tính.

Ưu điểm

  • Răng toàn sứ có màu sắc như răng thật, đẹp tự nhiên, trong suốt, bóng và đều so với các răng còn lại.
  • Vẫn giữ được màu trắng khi chiếu quang.
  • Có độ bền lâu hơn, có thế kéo dài đến hàng chục năm.
  • Không xuất hiện hiện tượng đen viền lợi hay có khe hở.
  • Không kích thích mô mềm, không hôi miệng, phục hình nhanh hơn.

bọc răng toàn sứ

Nhược điểm

  • Răng sứ toàn sứ có chi phí không hề thấp, dường như là cao nhất trong các loại răng sứ.
  • Công nghệ thiết kế và chế tạo răng toàn sứ rất hiện đại, yêu cầu máy móc tân tiến nhất.
  • Bác sỹ thực hiện cần có tay nghề cao vì các khâu thực hiện rất phức tạp và tỉ mỉ.

Răng sứ kim loại quý

Răng sứ kim loại quý được cấu tạo bên trong bởi 2 phần: phần sườn được làm từ một loại kim loại quý hoặc một hỗn hợp kim loại quý như vàng, bạc, platin hay palladium,…và lớp vỏ ngoài được phủ bằng những lớp sứ mỏng. Do đó, chi phí của loại răng sứ kim loại quý được xem là đắt nhất trong “đại gia đình” răng sứ kim loại.

Ưu điểm: 

  • Tuổi thọ của răng sứ kim loại quý khá cao (trên 15 năm).
  • Không bị đen viền răng sau nhiều năm sử dụng. 
  • Màu sắc tự nhiên gần như răng thật. 
  • Kim loại vàng có tính sát khuẩn, nên răng sứ có tác dụng chống được tình trạng viêm nhiễm răng và nướu.

Bọc răng sứ kim loại quý

Nhược điểm: 

  • Yêu cầu kỹ thuật cao khi thực hiện nên cần chọn nha khoa thực sự  uy tín và bác sữi chuyên môn cao để thực hiện.
  • Chi phí cao hơn so với các loại răng sứ khác, thường giá của các loại răng sứ này sẽ phụ thuộc nhiều vào giá của chính kim loại quý đó ở thời điểm khách hàng thực hiện. 

Có nên bọc răng sứ không?

Đối với trường hợp nhẹ, có thể điều trị tủy răng để bảo tồn chức năng nhai của răng. Trong trường hợp nặng hơn, những chiếc răng không thể phục hồi, phương pháp cầu răng sứ mang lại chức năng ăn nhai tốt như răng thật, che lấp đi khoảng trống mất răng, làm tính thẩm mỹ của hàm răng được nâng cao. 

Tuy nhiên phương pháp tối ưu nhất và hiệu quả gần như vĩnh viễn nên là cấy ghép – trồng răng implant. Và phương pháp này chỉ gây đau sau khi đã thực hiện, còn giai đoạn cấy ghép sẽ được tiêm thuốc tê, nên bạn không phải lo lắng.

Nhìn chung, bọc răng sứ sẽ mang đến những ưu điểm như:

  • Hiệu quả thẩm mỹ cao: Răng mới có màu sắc tự nhiên như răng thật, khó phát hiện được mắt thường, đảm bảo nhanh chóng khôi phục chức năng ai nhai tốt, giúp bạn khôi phục hàm răng mới trắng sáng, thẳng đều, cho nụ cười tỏa sáng rạng rỡ tự tin trong giao tiếp
  • Đảm bảo an toàn: Bọc răng không đau, không gây kích ứng cho cơ thể, không bị xỉn màu, không bị vôi răng, không lo bị sâu răng sau này.
  • Độ Bền Cao: Thông thường, tuổi thọ của răng sứ sẽ có thể kéo dài từ 10 – 20 năm tùy loại, một số răng sứ cao cấp có thể lên đến 30 năm. Tuổi thọ của răng còn phụ thuộc vào các thức thực hiện của bác sĩ và quá trình chăm sóc của bệnh nhân sau đó.

Bọc răng sứ có giá bao nhiêu?

Tùy thuộc vào mỗi loại răng sứ mà cho ra khoảng chi phí khác nhau, dựa vào ưu nhược điểm mà răng toàn sứ được xem là răng sứ có chi phí cao nhất và tuổi thọ lâu nhất hiện nay. 

Nếu bạn đang gặp vấn đề răng miệng, hãy tham khảo bảng giá dịch vụ bọc răng sứ, răng sứ thẩm mỹ, niềng răng tại Phòng khám Bệnh viện Dr.Khoa TẠI ĐÂY. Nhiều cơ hội lựa chọn dành cho bạn, với giải pháp chăm sóc răng miệng ưu việt nhất hiện nay, chỉ có tại Dr.Khoa.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline: 028.7101.1115. Phòng khám Bệnh viện Quốc tế Dr.Khoa – Bác sĩ của mọi nhà

Fanpage: Dr.Khoa International Community Hospital

ƯU ĐÃI MỚI
BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC
Tình trạng gián đoạn đột ngột hoạt động bơm máu bình thường của tim làm ngừng trệ dòng máu tới các cơ quan gọi... Xem thêm >>
FacebookTweetLinkedIn Mụn trứng cá là một vấn đề phổ biến ở thanh thiếu niên và thanh niên. Rối loạn gây ra bởi sự... Xem thêm >>
FacebookTweetLinkedIn Bệnh tiểu đường và huyết áp cao là những nguyên nhân phổ biến nhất gây suy thận, nhưng cũng có... Xem thêm >>

Ngày 16/11/2022

LinkedIn

© 2019 Dr.Khoa | Designed by OneHealth

đã đăng ký