Một số triệu chứng thường xuyên gặp lúc đi tiểu cần thăm khám sớm vì có thể cảnh báo vấn đề về tiết niệu.
Sống chung với chứng tiểu không tự chủ, bàng quang tăng hoạt hay các vấn đề về đường tiểu có thể gây ra nhiều rắc rối, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là một số dấu hiệu về đi tiểu mà bạn cần gặp bác sĩ để sớm tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời:
Tiểu khi cười, ho, hắt hơi, thể dục
Đây là một dấu hiệu điển hình của chứng tiểu không tự chủ do căng thẳng. Bạn sẽ cảm thấy một chút nước tiểu chảy ra khi cười, ho hoặc hắt hơi, nguyên nhân là do những hoạt động này gây áp lực quá mức lên vùng bụng và làm suy yếu sàn chậu.
Bên cạnh đó, nâng vật nặng và các chuyển động có tác động mạnh như chạy và nhảy, cũng gây áp lực lên bàng quang và các cơ xung quanh khiến nước tiểu không được kiểm soát và thoát ra ngoài.
Nếu gặp những triệu chứng này cần đi khám chuyên khoa vì đó có thể là dấu hiệu bạn đang bị tiểu không kiểm soát do căng thẳng.
Tiểu đêm nhiều lần
Bàng quang hoạt động quá mức (bàng quang tăng hoạt) gây ra vấn đề đi tiểu thường xuyên và đôi khi khiến bạn cảm thấy muốn đi tiểu ngay cả khi thực sự cần thiết như vào ban đêm trong đêm.
Tiểu đêm nhiều lần có thể xảy ra song song với một tình trạng cấp tính liên quan đến đường tiết niệu như sỏi bàng quang, viêm bàng quang (nhiễm trùng bàng quang), sỏi thận, viêm bể thận (nhiễm trùng thận), nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)…
Các bệnh lý này gây ra tình trạng viêm nhiễm khiến người bệnh có biểu hiệu tiểu gấp (nhu cầu đi tiểu đột ngột do co thắt đường tiết niệu), kéo dài từ ban ngày tới ban đêm và gây ra tiểu đêm nhiều lần.
Tiểu khó, bí tiểu
Tiểu khó, tiểu bí xảy ra khi bạn cảm thấy buồn tiểu đột ngột nhưng không thể đi tiểu được. Sự thôi thúc này xảy ra ngay cả khi bàng quang không hề chứa nhiều nước tiểu và là triệu chứng điển hình của bàng quang tăng hoạt.
Nếu thường xuyên gặp triệu chứng này, hãy đi khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Tiểu gấp, không kiểm soát
Tiểu gấp khiến một người cảm thấy buồn đi tiểu đột ngột và không thể đến nhà vệ sinh kịp thời. Đây là dấu hiệu điển hình của chứng bàng quang hoạt động quá mức.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vận động, đặc biệt khi già đi, như chấn thương, tàn tật hoặc viêm khớp, góp phần gây ra chứng tiểu không kiểm soát, có thể khiến việc di chuyển vào nhà vệ sinh hoặc cởi khóa quần khó khăn hơn, đôi khi có thể dẫn tới “tai nạn” không mong muốn.
Cần mang thêm đồ lót
Chứng tiểu không kiểm soát khiến bạn cần phải mang theo đồ lót dự phòng, điều đó có nghĩa triệu chứng này đang gây ra tác động không hề nhỏ tới cuộc sống hàng ngày.
Tình trạng này đôi khi còn gọi là són tiểu, ảnh hưởng tới nhiều hoạt động hàng ngày. Nếu đang gặp tình trạng này, bạn nên nói chuyện với bác sĩ điều trị.
Nước tiểu có máu
Máu trong nước tiểu hay còn gọi là tiểu ra máu có thể khiến cho nước tiểu của bạn có màu hồng, đỏ hoặc nâu. Đây có thể là một triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hoặc sỏi thận.
Trong một số ít trường hợp, tiểu ra máu có thể là dấu hiệu hiếm gặp của bệnh ung thư đường tiết niệu, vì vậy điều quan trọng là bạn phải phát hiện và đi khám kịp thời không để quá lâu.
Đau khi đi tiểu
Khó tiểu, đau hoặc nóng rát khi đi tiểu có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng bàng quang hoặc viêm bàng quang, niệu đạo. Điều quan trọng là phải được chẩn đoán và điều trị thích hợp để tình trạng nhiễm trùng không lan rộng sang các bộ phận khác, thậm chí trở nên nghiêm trọng hơn.
Nếu một số vấn đề về đi tiểu kể trên gây cản trở trong việc vận động như tập thể dục, chạy nhảy hay đi ra ngoài nơi công cộng thậm chí ảnh hưởng tới tâm lý, đời sống, đã đến lúc bạn cần sự trợ giúp y tế để được điều trị sớm.
Tùy thuộc vào nguyên nhân và các triệu chứng cụ thể của bạn, các vấn đề liên quan tới tiểu không tự chủ có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm các bài tập kegel, thuốc và đặt thiết bị trong âm đạo để tạo áp lực lên niệu đạo, ngăn chặn tình trạng tiểu không tự chủ khi gắng sức. Các vấn đề liên quan tới nhiễm trùng đường tiết niệu có thể được điều trị bằng thuốc, điều quan trọng cần được lưu ý triệu chứng để thăm khám và điều trị sớm.
Xem bài gốc tại đây