Cúm A nên ăn 4 nhóm thực phẩm này để nhanh khỏi | Dr.Khoa

Cúm A chỉ cần ăn 4 nhóm thực phẩm này để tăng cường sức đề kháng và nhanh khỏi

Ngày 8/08/2022

Dù bất kỳ bệnh nào bạn cũng cần được chăm sóc tốt để hạn chế khả năng trở nặng và biến chứng. Cúm A cơ bản không ảnh hưởng đến người trưởng thành nhưng các triệu chứng ho, sổ mũi, cảm lạnh cũng sẽ ảnh hưởng không ít đến công việc. 

Vậy, người bị cúm A chỉ cần ăn những nhóm thực đơn này sẽ tăng cường sức đề kháng và nhanh khỏi hơn.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh cúm A là loại bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm A gây ra và rất dễ lây từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus, qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng…

Không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng là đối tượng mắc cúm A. Các bệnh nhân cúm A nhập viện đều trong tình trạng sốt rất cao, mệt mỏi. Cá biệt có người bị viêm phổi, suy hô hấp, các bệnh nhân có ở đủ các lứa tuổi.

4 nhóm thực phẩm tốt cho người cúm A

Bên cạnh việc điều trị cúm A bằng thuốc uống kê toa, thì việc bổ sung những nhóm thực phẩm dưới đây giúp họ mau bình phục hơn.

Nhóm vitamin và khoáng chất từ rau quả

Khi mắc cúm A, người bệnh cần được bổ sung một lượng khoáng chất và vitamin từ rau củ quả để bổ sung dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt là nhóm rau có lá xanh đậm và trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi,…

Nhóm thực phẩm này có vài trò kháng viêm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, rất tốt cho người mắc bệnh cúm.

Trong đó, vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh nên khả năng tăng cường hệ miễn dịch cũng cao hơn rất nhiều. Bổ sung nhiều vitamin C trong giai đoạn bệnh giúp bảo vệ các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, ngăn ngừa được các loại vi khuẩn, virus gây bệnh.

Cúm A ăn gì - ảnh 1

Thực phẩm giàu kẽm 

Kẽm là chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với nhiều chức năng sinh học, đặc biệt là hệ miễn dịch, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và chống lại nhiễm trùng.

Việc bổ sung kẽm sẽ giúp cơ thể chống lại các triệu chứng nghiêm trọng và giảm các nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, viêm xoang,…

Cúm A ăn gì - ảnh 2

Để bổ sung kẽm, người bệnh nên ăn các loại thực phẩm từ sò, hàu, thịt, sữa, tôm, cua,…

Một số rau củ làm gia vị món ăn 

Khi nấu ăn cho người bệnh cúm A, người nhà nên bỏ thêm một số gia vị nêm nếm từ tỏi, hành, gừng, mật ong,… để hỗ trợ kháng khuẩn, chống viêm cho người bệnh. 

Trong tỏi có chứa chất allicin, sulfur có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm mạnh. Đồng thời gừng và hành còn giúp người bệnh ăn giải cảm nhanh, hạn chế cảm giác khó chịu khi cảm cúm A.

Cúm A ăn gì - ảnh 3

Chăm sóc người bệnh cúm A như nào?

Đối với người trưởng thành có sức đề kháng tốt thì việc cảm cúm A sẽ tự động khỏi sau vài ngày, nhưng trước đó sẽ có các triệu chứng mệt, lạnh người, ho nhẹ và chảy mũi liên tục. Nên bạn cũng cần chú ý chế độ ăn và uống thuốc điều trị.

Với cúm A trẻ em cần được chăm sóc đặc biệt, chú ý theo dõi biểu hiện của trẻ như co giật, sốt cao trên 38,5 độ C, hôn mê, tiêu chảy,… Thì nên đưa đến bệnh viện kịp thời.

Nhìn chung khi bệnh nhân bị cúm A, bạn nên chăm sóc bằng cách:

  • Cách ly với người khỏe mạnh, hạn chế lây nhiễm bệnh cho người khỏe.
  • Để bệnh nhân nghỉ ngơi đặc biệt ở phòng thoáng khí, hạn chế dùng máy lạnh, điều hòa.
  • Bổ sung nhóm thực phẩm như đã nêu trên trong khẩu phần ăn, nên ăn thực ăn dễ tiêu.
  • Nếu bệnh nhân sốt, nên chườm mát, hạ sốt bằng việc uống thuốc theo hướng dẫn dược sĩ nhà thuốc.
  • Súc miệng, vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý, tắm bằng nước ấm, hạn chế gội đầu.
  • Nếu sốt cao hãy đưa đi bệnh viện.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline: 028.7101.1115. Phòng khám Bệnh viện Quốc tế Dr.Khoa – Bác sĩ của mọi nhà

Fanpage: Dr.Khoa International Community Hospital

ƯU ĐÃI MỚI
BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC
Tình trạng gián đoạn đột ngột hoạt động bơm máu bình thường của tim làm ngừng trệ dòng máu tới các cơ quan gọi... Xem thêm >>
Ngày 8/08/2022FacebookTweetLinkedIn Mụn trứng cá là một vấn đề phổ biến ở thanh thiếu niên và thanh niên. Rối loạn gây... Xem thêm >>
Ngày 8/08/2022FacebookTweetLinkedIn Bệnh tiểu đường và huyết áp cao là những nguyên nhân phổ biến nhất gây suy thận, nhưng... Xem thêm >>

Ngày 16/11/2022

LinkedIn

© 2019 Dr.Khoa | Designed by OneHealth

đã đăng ký