Bệnh cúm là một loại bệnh truyền nhiễm do virus tấn công vào đường hô hấp của người bệnh, viêm mũi, đau cổ họng, phổi. Thông thường bệnh cúm sẽ tự khỏi, kể cả 1 vài trẻ em có sức đề kháng tốt, tuy nhiên cúm đôi khi có biến chứng kéo dài và dẫn đến tử vong.
Đối tượng nguy cơ bệnh cúm cao nhất:
- Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi
- Người lớn trên 65 tuổi
- Người bệnh ở viện dưỡng lão
- Phụ nữ có thai và phụ nữ hai tuần sau sinh
- Những người có hệ miễn dịch yếu
- Những người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan và tiểu đường
- Những người rất béo phì, có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 40 trở lên
Mục Lục
Nguyên nhân nào gây ra bệnh cúm
Cúm hay bệnh cúm mùa là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp được gây ra bởi virus cúm – Influenza virus, virus lây nhiễm trực tiếp từ người sang người thông qua giọt nước bắn khi ho, nói chuyện, hắt hơi trong không khí hoặc vật dụng người bệnh. Tại Việt Nam bệnh cúm thường gây ra bởi virus cúm chủng A, B, C, trong đó chủng hay gặp nhất ở người là chủng A và B. Cúm có khả năng lây truyền khủng khiếp, được xếp vào một trong những căn bệnh đáng sợ nhất thế giới khi bùng phát thành dịch. Lịch sử đã ghi nhận nhiều đại dịch cúm cướp đi mạng sống của hàng triệu người.
Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, hàng năm thế giới có khoảng 5-10% người lớn và 20-30% trẻ em bị nhiễm cúm, trong đó, có khoảng nửa triệu người tử vong do những vấn đề sức khỏe liên quan đến bệnh cúm. Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận 1-1.8 triệu người mắc cúm mùa. Trước đây, cúm dễ gặp vào mùa lạnh, mùa đông xuân, nhưng hiện nay tại Việt Nam, cúm đã xuất hiện quanh năm và có thể gây ra những ổ dịch rải rác tại các địa phương.
Triệu chứng của bệnh cúm
Mọi người thường vẫn nhầm lẫn giữa bệnh cúm và bệnh cảm cúm bởi một số biểu hiện gần như tương đồng nhau. Và chỉ đến khi biểu hiện nặng thì người ta mới phát hiện sự khác biệt.
Các triệu chứng của bệnh cúm như:
- Sốt cao trên 38 độ, riêng bệnh cảm thì cơn sốt nhẹ từ từ cho đến nặng.
- Đau cơ bắp
- Ớn lạnh cả người
- Đau đầu, ho khan và mệt mỏi
- Xuất hiện biểu hiện nghẹt mũi, viêm họng
Đường lây bệnh cúm như nào?
Virus cúm lây qua đường hô hấp, đường nước bọt. Virus có thể di chuyển trong không khí trong các giọt nước do người bệnh phát ra khi ho, nói chuyện, hắt xì,… Từ đó người không bệnh có thể sẽ bị virus xâm nhập.
Không chỉ thế, bạn cũng thể nhiễm bệnh nếu như vô tình đụng phải các vật dụng của người bệnh như bàn chải đánh răng, điện thoại, máy tính,…Tùy vào cơ địa mỗi người, nếu người có hệ miễn dịch tốt + lối sống lành mạnh như thường xuyên vệ sinh tay chân, khu vực sống,.. thì có thể tránh khỏi. Ngược lại thì hầu như đều bị nhiễm bệnh.
Phòng ngừa bệnh cúm ra sao?
Có nhiều cách giúp bạn phòng ngừa được bệnh cúm, bạn có thể tiêm chủng đầy đủ vắc xin từ nhỏ và mũi bổ sung khi trường thành, mặc khác bạn nên hạn chế con đường lây lan bằng cách vệ sinh môi trường sống xung quanh cơ thể.
Tiêm vắc xin cúm
Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên thường sẽ được khuyến khích tiêm chủng vắc xin cúm. Vắc xin này sẽ giúp bảo vệ người được tiêm khỏi ba hoặc bốn loại vi-rút cúm phổ biến nhất lưu hành trong mùa cúm năm đó.
Bên cạnh dạng tiêm, bạn cũng có thể sử dụng dạng xịt mũi bên mình, nhưng loại này lại không được khuyến khích với phụ nữ mang thai và trẻ em từ 3-4 tuổi bị hen suyễn (lưu ý trước khi dùng).
Hạn chế sự lây lan
Vắc xin cúm giúp bạn chống virus cúm đến 100%, ở người trưởng thành nếu như chưa được tiêm chủng bạn cũng có thể bổ sung từ bây giờ hoặc thực hiện biện pháp chống lây lan bằng cách:
- Vệ sinh cá nhân: Thường xuyên rửa tay bằng dung dịch xà phòng tiệt trùng.
- Che miệng và mũi khi hắt hơi hoặc ho, nên rửa tay hoặc xịt khuẩn sau khi thực hiện hành động ho.
- Tránh đám đông hoặc nơi tiếp xúc với người bệnh.
- Vệ sinh môi trường sống xung quanh nhà sạch sẽ, tránh tích tụ vi khuẩn gây bệnh.
Điều trị bệnh cúm như nào?
Thuốc. Thông thường, người bệnh mắc cúm chỉ cần nghỉ ngơi và uống nhiều nước để điều trị cúm. Nhưng trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc chống vi-rút, chẳng hạn như oseltamivir (Tamiflu) hoặc zanamivir (Relenza).
Bổ sung nước, vitamin có trong rau củ quả, nước ép.
Nghỉ ngơi. Ngủ nhiều hơn để giúp hệ thống miễn dịch của người bệnh chống lại nhiễm virus.
Cân nhắc dùng thuốc giảm đau. Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen để làm giảm lại các cơn đau do cúm gây ra.
Mọi thắc mắc về tư vấn sức khỏe vui lòng liên hệ Hotline: 028.7101.1115. Phòng khám Bệnh viện Quốc tế Dr.Khoa – Bác sĩ của mọi nhà