Trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh thường xuyên tiêu chảy làm mẹ lo lắng. Mặc dù không có dấu hiệu nguy hiểm gì nặng nề nhưng việc tiêu chảy sẽ làm bé bị mất nước, ảnh hưởng đến sức khỏe gây mệt mỏi, quấy khóc,…Mặc khác, nếu bé tiêu chảy kèm theo dấu hiệu đờ đẫn thì mẹ cần chú ý.
Một vài nguyên nhân dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết được vì sao con mình hay tiêu chảy nhé!
Mục Lục
Nhiễm trùng đường ruột
Có nhiều nguyên nhân gây nhiễm trùng đường ruột như sử dụng kháng sinh liều cao và kéo dài để điều trị các bệnh như viêm họng, viêm phổi,… hoặc do trẻ ăn uống thiếu chất, suy dinh dưỡng,..
Các loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng (hiếm gặp) là nguyên nhân gây ra các bệnh lý tiêu chảy ở trẻ, tiêu biểu như rotavirus gây bệnh tiêu chảy cấp, vi khuẩn salmonella, ký sinh trùng giardia.

Nhiễm trùng đường ruột thường gặp ở những trẻ dưới 2 tuổi làm cho hệ tiêu hóa bị rối loạn, giảm tỷ lệ lợi khuẩn trong ruột, dẫn đến trẻ bị giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh nguy hiểm như bệnh lỵ, tả, viêm đại tràng mãn tính,… Đặc biệt, nếu tình trạng nhiễm trùng đường ruột kéo dài và có biểu hiện nặng như tiêu chảy kéo dài sẽ gây suy nhược cơ thể, hôn mê và thậm chí đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu không được điều trị bù nước và điện giải kịp thời.
Không dung nạp lactose
Lactose là một thành phần có trong sữa (sữa tươi, sữa công thức và cả sữa mẹ). Khi cơ thể trẻ sơ sinh không sản xuất đủ lactase một loại enzyme cần thiết để tiêu hóa lactose sẽ khiến cho làm lượng lactose bị tích tụ nhiều ở ruột và gây ra các vấn đề đường ruột trong đó có tiêu chảy.
Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng bất thường ở hệ tiêu hóa, một số trẻ sơ sinh không bú sữa mẹ mà bú sữa công thức thế hệ thường sẽ bị phản ứng trước những tác nhân từ sữa, đặc biệt là sữa không rõ nguồn gốc.

Với những bé từ 6 tháng trở lên, bắt đầu ăn dặm, ăn đồ chế biến riêng nhưng cách sơ chế hoặc ăn thức ăn bừa vô tình nhiễm độc, chứa vi khuẩn sẽ làm bé khó tiêu hóa, nôn mửa, tiêu chảy.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi có dấu hiệu tiêu chảy
- Khi tiêu chảy, cơ thể sẽ bị mất nước chính vì thế mẹ cần thường xuyên cho bé uống nước để bù lại.
- Vệ sinh sạch sẽ cơ thể bé và khu vục xung quanh bé để tránh nhiễm khuẩn.
- Thường xuyên kiểm tra tả, thay tả mới sau khi đã tiêu chảy,và phải đảm bảo tả được sạch sẽ, tránh tiếp xúc với phân làm lây nhiễm virus.
- Khi có dấu hiệu tiêu chảy, mẹ cần tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ, đừng tùy tiện cho bé dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc cầm tiêu chảy.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe của bé, thăm khám sức khỏe tại cơ sơ uy tín.
Và đặc biệt, để phòng tránh bệnh tật ở trẻ phụ huynh cũng cần vệ sinh tay chân, núm vú thật kỹ trước khi cho bé tiếp xúc. Hạn chế để bé tiếp xúc với đồ ăn rãi rác, đồ ăn chiên qua đêm,…
Chủ động tiêm chủng đầy đủ cho bé để đề phòng tiêu chảy cấp hoặc các bệnh ở trẻ nhỏ khác.
Để được tư vấn trực tiếp, bạn có thể liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe của Dr.Khoa tại 1900 1851 hoặc đăng ký lịch khám tại đây. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn sức khỏe online, bạn có thể tải ứng dụng Y tế thông minh DROH về, sau đó lựa chọn mục Chat cùng bác sĩ để được tư vấn rõ hơn bệnh lý nhé!